Đảm bảo về tài chính trước khi bạn 30 tuổi có vẻ ngoài tầm với của nhiều người ở độ tuổi 20, nhưng hoàn toàn có thể làm được. Cố gắng đảm bảo an toàn tài chính không có nghĩa là bạn phải sống kham khổ và thiếu thốn (mặc dù nhiều người cho rằng nó là như vậy). Việc đạt được mục tiêu này thậm chí còn mang lại một số lợi ích tức thì vì sự mất an toàn tài chính có thể là một nguồn căng thẳng nghiêm trọng.

Sponsor

Sau đây là 10 bước cần cân nhắc để đạt được sự an toàn về tài chính trước khi bạn bước sang tuổi 30.

Theo dõi chi tiêu

Theo dõi chi tiêu cá nhân (Nguồn: Internet)
Theo dõi chi tiêu cá nhân (Nguồn: Internet)

Bạn phải biết bạn chi tiêu bao nhiêu và chi tiêu vào những khoản nào để kiểm soát nó. Bằng cách theo dõi chi tiêu, bạn có thể phát hiện ra rằng mình đang chi quá nhiều tiền để đặt đồ ăn online và số tiền đó có thể lên đến 3 triệu đồng/tháng. Hoặc bạn đang trả các khoản phí định kỳ cho các dịch vụ phát trực tuyến như phim ảnh mà bạn không bao giờ sử dụng. Nếu bạn có đủ khả năng chi trả chúng suốt nhiều năm thì thật tuyệt. Nhưng nếu không thì bạn vừa phát hiện được cách dễ dàng để tiết kiệm tiền bằng việc hủy các dịch vụ phát trực tuyến mà bạn quên rằng mình đang đăng ký sử dụng.

Chỉ tiêu xài trong mức thu nhập bạn có

Hãy cố gắng giữ mức sống của bạn thấp hơn mức thu nhập. Khi bạn thăng tiến trong sự nghiệp và có thêm kinh nghiệm, lương của bạn sẽ tăng lên. Nhưng thay vì sử dụng khoản thu nhập dư thừa này để mua sắm và sống một lối sống xa hoa hơn, cách tốt nhất là dồn tiền để giảm nợ hoặc thêm vào khoản tiết kiệm. Nếu chi phí cho lối sống của bạn tăng ít hơn so với mức tăng thu nhập của bạn, bạn sẽ luôn có dòng tiền dư thừa để thực hiện các mục tiêu tài chính hoặc phòng ngừa các trường hợp khẩn cấp bất ngờ về tài chính.

Không vay mượn để mua sắm đồ nhiều hơn

Vay mượn để mua sắm (Nguồn: Internet)

Tiền đi vay nên được sử dụng khi lợi ích của bạn lớn hơn chi phí đi vay của bạn, nghĩa là bạn vay tiền để đầu tư vào bản thân, để học hành, để kinh doanh hoặc mua nhà. Trong những trường hợp này, việc đi vay có thể cho bạn đòn bẩy để đạt được các mục tiêu tài chính của mình nhanh hơn.

Mặt khác, sử dụng tín dụng để chi tiêu nhiều hơn trong khi thu nhập của bạn không đủ sức để chi trả chính là một sự thất bại trong việc xây dựng cuộc sống giàu có. Và chi phí lãi vay còn làm tăng gánh nặng cho việc chi trả tiền vay hơn nữa.

Đặt những mục tiêu ngắn hạn

Cuộc sống ẩn chứa nhiều điều khó lường, chẳng hạn như khủng hoảng kinh tế hoặc mất việc làm, và nhiều điều có thể thay đổi sau 20 năm, 40 năm cho đến khi bạn nghỉ hưu. Như vậy, triển vọng lập kế hoạch xa trong tương lai có vẻ khó khăn.

Thay vì đặt ra các mục tiêu dài hạn, hãy đặt ra một loạt các mục tiêu ngắn hạn vừa giúp bạn dễ đo lường vừa chính xác hơn, ví dụ như trả hết nợ thẻ tín dụng trong vòng một năm hoặc trích một số tiền nhỏ ra hàng tháng để dành cho việc nghỉ hưu. Nếu bạn đặt mục tiêu, bạn sẽ có cơ hội đạt được chúng cao hơn nếu bạn chỉ nói suông rằng bạn muốn trả bớt nợ nhưng không đặt ra được thời gian biểu.

Hiểu biết về tài chính hơn

Hiểu biết về tài chính (Nguồn: Internet)

Kiếm tiền là một chuyện, nhưng tiết kiệm và làm cho tiền sinh sôi nảy nở lại là chuyện khác. Quản lý tài chính và đầu tư là nỗ lực cả đời. Nếu bạn dành thời gian và nỗ lực để am hiểu hơn về các lĩnh vực tài chính cá nhân và đầu tư, bạn sẽ nhận được thành quả cả đời. Đưa ra các quyết định tài chính và đầu tư đúng đắn là rất quan trọng để đạt được các mục tiêu tài chính của bạn.

Sponsor

Tiết kiệm tất cả những gì bạn có thể để chuẩn bị cho việc nghỉ hưu

Khi bạn ở độ tuổi 20, việc nghỉ hưu dường như là quá xa vời, và việc lập kế hoạch cho nó thường bị bạn bỏ xó ở một góc. Nhưng nếu bạn thực hiện một vài bước ngay bây giờ để bắt đầu tiết kiệm, bạn sẽ tích lũy được kha khá tiền khi nghỉ hưu. Ngay cả một số tiền nhỏ tiết kiệm được đầu đời cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong tương lai của bạn. Trì hoãn càng lâu thì việc tiết kiệm để nghỉ hưu càng khó khăn.

Hãy thử thiết lập các khoản đóng góp hàng tháng tự động cho kế hoạch hưu trí, chẳng hạn như mở một tài khoản tiết kiệm và trích một khoản tiền lương của mình qua đó. Bạn có thể tăng đóng góp khi thu nhập của bạn tăng lên hoặc khi bạn đã đạt được nhiều mục tiêu ngắn hạn hơn.

Đừng trữ tiền mặt nhiều ở nhà

Trữ tiền mặt (Nguồn: Internet)

Hãy để tiền vào tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng ở mức tối đa mà bạn có thể để chúng sinh lời. Và cố gắng đàm phán với nhà tuyển dụng để họ đóng bảo hiểm xã hội cho bạn ở mức lương cao nhất có thể.

Tính toán rủi ro

Chấp nhận rủi ro có tính toán khi bạn còn trẻ có thể là một quyết định đúng đắn về lâu dài. Bạn có thể mắc sai lầm, nhưng khi bạn còn trẻ, bạn có nhiều khả năng để làm lại từ đầu hơn.

Ví dụ về rủi ro được tính toán bao gồm:

Sponsor
  • Chuyển đến một thành phố mới với nhiều cơ hội việc làm hơn
  • Quay lại trường để được đào tạo thêm
  • Nhận một công việc mới ở một công ty khác với mức lương thấp hơn nhưng tiềm năng tăng lương cao hơn
  • Đầu tư vào cổ phiếu rủi ro cao/lợi nhuận cao

Khi mọi người già đi, một số người phải đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn như trả nợ vay hoặc dành dụm tiền cho việc học của con cái. Vì vậy, sẽ dễ dàng chấp nhận rủi ro hơn khi bạn có ít trách nhiệm hơn.

Đầu tư vào bản thân

Hãy xem bản thân như một tài sản tài chính. Đầu tư vào bản thân sẽ được đền đáp trong tương lai. Kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm của bạn là tài sản lớn nhất mà bạn có. Hãy tăng giá trị của bạn bằng cách liên tục nâng cấp kỹ năng, kiến thức của bạn và đưa ra các lựa chọn nghề nghiệp thông minh.

Mặc dù khoản đầu tư này thường bắt đầu bằng việc đi học đại học hoặc các khóa đào tạo nghiệp vụ, việc cập nhật các kỹ năng và học những kỹ năng mới đang có nhu cầu cao có thể giúp bạn trở thành một ứng viên có tiềm năng hơn trong mắt nhà tuyển dụng và được trả lương cao hơn. Và bạn nên đầu tư vào bản thân suốt cuộc đời.

Tìm sự cân bằng phù hợp để an toàn tài chính

Tạo sự cân bằng hợp lý giữa cuộc sống của bạn hôm nay và tương lai cũng rất quan trọng. Về mặt tài chính, chúng ta không thể sống như thể hôm nay là ngày cuối cùng của chúng ta và chi tiêu phung phí. Chúng ta phải quyết định giữa những gì chúng ta chi tiêu hôm nay so với những gì chúng ta chi tiêu trong tương lai. Ví dụ: đặt mục tiêu ngắn hạn để tiết kiệm cho một chuyến đi du lịch mà bạn luôn muốn đến thay vì sử dụng thẻ tín dụng để tài trợ. Tìm sự cân bằng phù hợp là một bước quan trọng để đạt được sự an toàn tài chính.

Bạn thấy bài này tuyệt chứ?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi
Thông báo của
Nhập địa chỉ email để nhận thông báo các bình luận mới trong bài viết này...
Nhập địa chỉ email để nhận thông báo các bình luận mới trong bài viết này...
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
wpDiscuz