Nếu bạn đang có một ý tưởng kinh doanh sắp tới nhưng vấn đề ở đây là bạn có ngân sách rất eo hẹp thế thì làm sao mà khởi nghiệp. Nhưng bạn đừng lo, hãy cùng xem bài viết 5 cách để doanh nghiệp hoạt động với ngân sách thấp nhất.
Dưới đây là 5 cách đã được các nhà kinh doanh giới thiệu giúp bạn vẫn khởi nghiệp được dù cho ngân sách không nhiều.
1. Bỏ qua không gian
Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh mà bạn chuẩn bị bắt đầu mà rất có thể bạn sẽ không cần có một cửa hàng. Trên thực tế, 50% tổng số doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh tại nhà. Vì vậy, cách tốt nhất để cắt giảm chi phí ban đầu và phù hợp với ngân sách eo hẹp nhất của bạn là bỏ qua không gian và sẵn sàng làm việc tại nhà.
Và nếu bạn chọn bắt đầu kinh doanh tại nhà của mình, thì bạn đừng lo bởi có 1 vài tỉ phú cũng khởi nghiệp tương tự như bạn. Các CEO nổi tiếng đứng sau các công ty lớn như Amazon, Facebook, Microsoft và Disney tất cả họ đều lập nghiệp tại chính ngôi nhà của mình.
Vì vậy, hãy tiếp tục và dành không gian trong phòng ngủ trống, tầng hầm, nhà để xe, hoặc thậm chí là nhà kho, để cắt giảm chi phí mua hoặc thuê văn phòng.
Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có tâm trạng làm việc tại nhà. Bạn có thể đổi gió bằng cách thử đến một địa điểm như quán cà phê, thư viện hoặc thậm chí là công viên (chỉ cần đảm bảo có kết nối Internet hoặc bằng VPN — mạng riêng ảo).
2. Hi sinh một số nhu cầu cá nhân
Cách để doanh nghiệp của bạn hoạt động với ngân sách thấp nhất đó chính là phải hi sinh một số nhu cầu thiết yếu của chính mình. Doanh nghiệp của bạn có phát triển hay không phụ thuộc vào ngân sách bạn có trong khoản tiết kiệm cá nhân và thu nhập bổ sung mà gia đình bạn mang lại. Một vài người sẵn sàng cho rằng hầu hết các chủ doanh nghiệp đều phải hi sinh một số nhu cầu của bản thân thì sau nhiều năm phát triển mới kiếm được doanh thu. Trên thực tế, trung bình các chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ không tạo ra lợi nhuận cho hai ba năm sau khi thành lập công ty.
Nếu bạn đang có ngân sách eo hẹp (hoặc thậm chí nếu bạn có nhiều tiền hơn một chút), rất có thể bạn vẫn phải cần hi sinh một số nhu cầu cá nhân để phát triển doanh nghiệp.
3. Mua sắm những thứ xung quanh
Thật dễ dàng để đưa ra các quyết định vội vã trong quá trình khởi nghiệp. Tuy dễ dàng đưa ra sự lựa chọn nhưng nó sẽ dẫn đến những quyết định không mấy khôn ngoan. Vì vậy, trước khi bạn nhảy vào khởi nghiệp, hãy dành thời gian mua sắm những thứ xung quanh.
Thu thập và so sánh mệnh giá cho những thứ như:
- Hàng tồn kho
- Vận tải hàng hóa
- Bảo hiểm kinh doanh
- Thiết bị, dụng cụ
- Nhu yếu phẩm
- Xe kinh doanh
- Không gian văn phòng
Trước khi bạn hợp tác với một nhà cung cấp hoặc đầu tư vào một chiếc xe mới của công ty, hãy thực hiện một số nghiên cứu để xem liệu có thỏa thuận tốt không. Nói chuyện với những người bán khác nhau để tìm hiểu càng nhiều thông tin càng tốt, chẳng hạn như loại giao dịch mà họ có (ví dụ: đơn đặt hàng số lượng lớn).
Thậm chí, bạn có thể thương lượng một mức giá tốt hơn. Chỉ cần nhớ: các mối quan hệ là chìa khóa trong kinh doanh, vì vậy hãy tôn trọng và cố gắng không nóng nảy cho đến khi tìm ra một thỏa thuận tốt hơn.
4. Đừng bỏ bê Marketing
Bạn không thể bỏ qua tất cả các loại hình tiếp thị chỉ để tiết kiệm một vài trăm ngàn được. Trên thực tế, tiếp thị là một trong những điều quan trọng nhất nếu bạn muốn khách hàng biết về công ty cũng như sản phẩm mà bạn đang giới thiệu cho khách hàng.
Bạn có thể áp dụng một số chiến lược tiếp thị chi phí thấp hơn như:
- Tiếp thị nội dung (tức là blog)
- Thư điện tử quảng cáo
- Tiếp thị truyền thông xã hội
- Truyền miệng
Bạn muốn thực hiện một số kế hoạch tiếp thị chi phí thấp này? Tạo một trang web doanh nghiệp nhỏ, bắt đầu một danh sách email, thiết lập hồ sơ mạng xã hội, khuyến khích trải nghiệm về doanh nghiệp của bạn,…
5. Cân nhắc các khoản vay
Nếu ngân sách eo hẹp của doanh nghiệp bạn quá hạn chế khiến bạn không thể thực hiện ý tưởng của mình, bạn có các lựa chọn khác. Bạn có thể tìm kiếm nguồn vay từ bên ngoài.
Có một số gói hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp như cho vay, đầu tư, tín dụng, hoặc thậm chí viện trợ không hoàn lại.
Ví dụ: bạn có thể cân nhắc các khoản vay bên ngoài dưới hình thức:
- Các khoản cho vay của Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ (SBA)
- Đầu tư từ các nhà đầu tư thiên thần hoặc nhà đầu tư mạo hiểm
- Thẻ tín dụng
- Vay vốn ngân hàng
- Huy động vốn từ cộng đồng
- Trợ cấp
- Khoản vay từ gia đình và bạn bè
Trước khi bạn quyết định sử dụng nguồn vốn bên ngoài, hãy cân nhắc những ưu và nhược điểm của từng lựa chọn. Tự hỏi bản thân nhiều câu hỏi (và sau đó tự bản thân nhận được câu trả lời cho mỗi câu hỏi). Bạn có muốn từ bỏ quyền sở hữu doanh nghiệp của mình không? Bạn muốn vay lãi suất cao hay hạn mức tín dụng?.