“Startup” hay còn gọi là khởi nghiệp, là một thuật ngữ dậy sóng trong những năm vừa qua. Đây là mô hình kinh doanh được nhiều bạn trẻ lựa chọn khi bước ra khỏi cánh cổng đại học. Nếu bạn đang có ý định muốn khởi nghiệp và không đi theo vết xe đổ của những người thất bại, hãy đọc ngay những bài học kinh doanh về startup dưới đây, chắc chắn sẽ đem lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích cần nhớ.
1. Bán những gì thị trường cần
Những người thành công khi mới bắt đầu khởi nghiệp không phải nhiều, có những người phải đến lần 2, lần 3 mới có khởi sắc tốt, còn có những người bị trắng tay sau nhiều lần khởi nghiệp không thành công. Họ giá như có thể quay ngược lại thời gian ban đầu thì sẽ biết thị trường hiện tại cần gì. Vì thế, điều quan trọng nhất khi khởi nghiệp đó chính là nghiên cứu thị trường, bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mà mình muốn.
Cho dù bạn kinh doanh sản phẩm/dịch vụ gì thì cũng cần nghiên cứu xem nó có phù hợp với thị trường hiện tại và trong tương lai không. Người bán phải dự đoán được những nhu cầu cơ bản mà người mua sẽ nảy sinh và xem sản phẩm/dịch vụ của mình có đáp ứng được các nhu cầu đó không. Điều này sẽ giúp các nhà kinh doanh mới dễ dàng gia nhập thị trường, có thể mở rộng để phát triển hơn trong tương lai.
2. Quảng bá khôn ngoan bằng internet
Với những công ty trẻ, việc quảng bá sản phẩm cũng như thương hiệu đến với khách hàng là điều vô cùng cần thiết. Bởi khi mới thành lập, không ai sẽ biết đến bạn đang kinh doanh mặt hàng gì, sản phẩm của bạn có chất lượng không. Đồng thời, bạn cũng phải mở rộng phạm vi tiếp cận với nhiều người có khả năng sẽ mua hàng, điều này sẽ giúp bạn gia tăng lợi nhuận để quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp mình.
Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của internet, việc quảng bá trên website, mạng xã hội, bán hàng đa kênh trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Chẳng hạn, với một website chuyên nghiệp chuẩn SEO có thể giúp doanh nghiệp của bạn tạo được uy tín với khách hàng, chinh phục nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Đây là cách tìm kiếm khách hàng mới vừa hiệu quả lại có phần “tiết kiệm” hơn so với những kiểu quảng bá truyền thống.
3. Xây dựng phễu bán hàng chặt chẽ
Phễu bán hàng là một công cụ thể hiện rõ những diễn biến tâm lý của khách hàng trước khi trả tiền cho sản phẩm/dịch vụ của bạn. Với những công ty mới khởi nghiệp, việc xây dựng phễu bán hàng chặt chẽ là điều vô cùng cần thiết, nó sẽ giúp bạn thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.
Cụ thể, khi doanh nghiệp có được khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp cần phải thúc đẩy khách hàng đồng ý bỏ tiền ra để mua hàng. Phễu bán hàng sẽ đưa người mua đi từ nhận thức – quan tâm – quyết định – hành động.
Sau khi thu hút được sự chú ý của khách hàng vào sản phẩm, hãy tăng độ hài lòng và chú trọng vào những kênh mà khách hàng tiềm năng đang sử dụng nhiều nhất. Cuối cùng, đừng quên thiết lập mối quan hệ với khách thông qua số điện thoại, email,…để thúc đẩy mua hàng cho những lần sau.
4. Theo dõi chặt chẽ tình hình hoạt động kinh doanh
Với những công ty khởi nghiệp nhỏ lẽ, việc lồng ghép nhiều bộ phận lại với nhau là một cách để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nếu không biết cách quản lý sẽ dễ gây ra xung đột giữa những công việc cần làm.
Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp yếu kém trong hoạt động quản lý số liệu sẽ khiến cho hoạt động kinh doanh dần đi xuống. Bởi số liệu là những con số thực tế phản ánh sức khỏe của toàn doanh nghiệp, những bộ phận nào yếu kém cần được cải thiện, những bộ phận nào đang phát triển tốt cần được phát huy. Dưới đây là 4 số liệu quan trọng mà các nhà kinh doanh mới cần nắm cho quá trình khởi nghiệp của mình”
- Chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng
- Tỉ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng
- Tỷ lệ khách hàng tiềm năng biến đổi thành khách hàng trả tiền
- Tỉ lệ bán hàng trung bình mỗi tháng
Tóm lại, để khởi nghiệp thành công, bạn không chỉ có bán sản phẩm rồi thu tiền về mà còn phải thực hiện nhiều hoạt động quan trọng khác. Vì thế, với những bài học trên đây, hy vọng có thể giúp được các nhà startup thành công hơn trên con đường xây dựng sự nghiệp của mình.