Bốn cách tiết kiệm đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn tiết kiệm được vài trăm ngàn mỗi tháng, cùng xem ngay nhé.

Sponsor

Tiết kiệm nước

Tiết kiệm nước (Nguồn: Internet)
Tiết kiệm nước (Nguồn: Internet)

Muốn tiết kiệm thì phải tiết kiệm từ những điều cơ bản nhất. Và tiết kiệm nước là điều cơ bản đầu tiên. Vậy làm thế nào để tiết kiệm nước?

Mình không nói tiết kiệm nước nghĩa là bạn ít tắm lại, ít dọn vệ sinh nhà tắm hay ít uống nước lại. Thực tế bạn chỉ cần tiết kiệm từ những điều nhỏ nhặt nhất, không phải làm gì lớn lao ảnh hưởng cuộc sống đâu.

Đầu tiên là tiết kiệm nước vo gạo. Bình thường bạn vo gạo xong thì đổ nước vo gạo đi đúng không? Hay bạn rửa rau xong thì bạn cũng đổ nước đi, mà làm vậy thì rất phí, vì lượng nước dành cho vo gạo với rửa rau cũng rất nhiều.

Vì thế, thay vì đổ bỏ, bạn hãy lấy nước vo gạo và nước rửa rau đổ vô chén bát để ngâm. Mình không biết nhà các bạn có ngâm chén trước khi rửa không, nhưng nhà mình thì có, 1 là để chén không bị dính thức ăn khô trên đó mà rửa hoài không ra, 2 là để lúc rửa bạn cho ít nước rửa chén hơn, từ đó tiết kiệm được cả nước rửa chén.

Tin mình đi, bạn mà áp dụng cách này thì bạn tiết kiệm được cả lít nước mỗi ngày đó. Nhà càng nhiều người thì tiết kiệm được càng nhiều nước, vì lượng nước dành cho vo gạo và rửa rau cũng nhiều hơn (vì đông người hơn).

Điều thứ hai là mở vòi nước không quá to mà chỉ vừa đủ xài. Rất nhiều người quen tay bật vòi nước hết công suất để rửa tay, dọn vệ sinh trong khi thực tế không cần nhiều nước đến vậy, thành ra hơi bị lãng phí. Chỉ mở vừa đủ xài là được.

Cuối cùng, nếu bạn nhắm bạn sẽ ngưng sử dụng trong 3 giây thì phải tắt vòi nước. Bạn đừng tưởng 3 giây là ít, bữa nào bạn thử canh đồng hồ và lấy thau nước ra hứng xem 3 giây được bao nhiêu nước nhé, mà ngày nào cũng như vậy thì sau 1 tháng tiền nước của bạn sẽ khiếp lắm đó.

Tiết kiệm điện

Tiết kiệm điện (Nguồn: Internet)

Sau màn tiết kiệm nước thì tới phần tiết kiệm điện. Nếu không ở trong phòng nữa thì phải tắt đèn, tắt quạt và tắt máy lạnh. Nếu bạn ra ngoài cỡ 10 phút rồi vào lại thì tắt đèn và tắt quạt thôi, còn máy lạnh thì không cần. Nếu từ 20 phút trở lên mới tắt máy lạnh nhé.

Đặc biệt là máy lạnh mới mở thì nên bật nhiệt độ thấp để không hao điện và không tắt mở liên tục. Nhiệt độ thấp là cỡ 27 độ C thôi, mình không nói phải mở tẹt ga là 18 độ, không cần đến mức đó đâu, chỉ là mới mở thì đừng mở 29 độ C là được (mình là đứa hay xài 29 độ C, mẹ nhắc thì mới biết mà chỉnh lại 27 độ C, khi nào lạnh rồi mới chuyển về lại 29 độ). Mà những ngày trời nóng thì mới cần mở nhiệt độ thấp, còn trời mát thì khỏi.

Sponsor

Còn việc không tắt mở liên tục là để máy lạnh không hao điện để khởi động, vì 1 lần khởi động như vậy tốn rất nhiều điện năng.

Máy tính, laptop không xài 1 tiếng thì tắt máy, tắt nguồn. Chứ để cũng đâu làm gì đâu, lại khiến máy tính hoạt động liên tục không được nghỉ ngơi nữa, lâu ngày nó cũng hư. Nhưng nếu máy tính cùi bắp, lên chậm thì ráng dồn việc lại xài 1 lần rồi tắt hẳn, muốn mở lại thì đợi 2 – 3 tiếng chứ chỉ nghỉ 1 tiếng thì e là khi bật lên thì máy tính sẽ còn load chậm hơn nữa.

Tiết kiệm giấy

Hãy học cách tiết kiệm giấy (Nguồn: Internet)

Đầu tiên mình nói về giấy tập và giấy A4.

Mẹo nhỏ cho mục này là ai còn là học sinh, sinh viên thì ghi hết giấy trong vở mới sang quyển khác. Nghĩa là ghi đến trang cuối cùng của quyển vở đó luôn. Còn nếu dư giấy nhiều thì làm vở học thêm, dư ít thì xé ra làm nháp. Lên sinh viên rồi thì 1 môn ghi ít lắm, nên học hết môn đó thì tiếp tục ghi cho môn khác đến khi hết tập. Còn 1 mặt giấy cũng phải để làm nháp, không được chừa 1 trang nào.

Mẹo này hay lắm đấy nhé, cũng nhờ mẹ mình chỉ mình tiết kiệm từ nhỏ. Vì thế, mình đã không mua cuốn tập nào trừ năm lớp 1 mới vô học, chỉ lấy tập thưởng để xài tới giờ mà dư mấy chục quyển, cho bớt rồi vẫn dư.

Sponsor

Ngoài giấy tập thì bạn cũng nên tiết kiệm giấy A4. Các bộ đề thi làm xong còn dư mặt giấy thì xé ra làm nháp, giấy A4 nào còn 1 mặt thì chừa lại làm nháp luôn, ngay cả giấy nháp đi thi cũng lượm về xài luôn.

Mình cũng lấy giấy lịch để làm nháp thêm, mà giấy lịch mình xài loại tốt, dai dai nên mới lấy làm nháp được. Hồi còn đi học, mình phải xài thêm giấy lịch mới chịu nổi tần suất ghi chép và tính toán của mình. Đến giờ dù hết học thì mình vẫn có thói quen tiết kiệm giấy và để dành, kiểu gì mốt cũng có lúc xài, không bao giờ thừa.

1 điều nữa là khi ghi chép, mình không bỏ trống 1 hàng nào. Mình thấy nhiều người ghi vài chữ xong rồi cách 2 3 hàng mới ghi tiếp, như vậy phí quá. Mà thôi cái này tùy bạn, nhiều khi bạn ghi vậy cho dễ nhìn, còn mình thì kiểu gì mình cũng nhìn được.

Tiếp theo là khăn giấy. Có phải khi xài khăn giấy xong, dù bạn chỉ xài 1 ít và còn dư nhiều chỗ trong khăn giấy nhưng bạn vẫn bỏ vào thùng rác? Từ giờ hãy làm ngược lại nhé.

Nếu bạn đang ở nhà và lau miệng xong vẫn còn dư giấy thì để dành chùi những vết dơ trên bàn nhé, đừng bỏ, ví dụ bạn ăn gì đó mà bị đổ 1 ít ra bàn thì lấy giấy này chùi xong vứt, đừng lấy giấy mới, uổng lắm.

Còn nếu đang ở ngoài đường mà bạn nhắm bạn không xài hết 1 tờ khăn giấy đó thì xé nó làm đôi, cất 1 nửa và chỉ xài 1 nửa. Như vậy sẽ tiết kiệm cho bạn nhiều lắm đấy. Mình thấy nhiều người xài có 1 tí xong vứt thì quá uổng.

Sponsor

Xài kem đánh răng tiết kiệm

Cắt kem đánh răng ra làm đôi

Mẹo này không biết có bao nhiêu người biết rồi nhỉ, nhưng thôi kệ, ai biết rồi thì lướt qua, ai chưa biết thì đọc tiếp. Dô.

Xài tiết kiệm không có nghĩa là lấy kem đánh răng ít, mà là khi kem đánh răng hết nặn ra được rồi thì lấy kéo cắt phần đầu cây kem ra để xài tiếp (nói chung là cắt đôi ra), cũng xài được vài ngày đó.

Mẹo đơn giản vậy thôi, nhỏ nhưng có võ, thử xem sao.

Bạn ơi, bài này được chứ?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi
Thông báo của
Nhập địa chỉ email để nhận thông báo các bình luận mới trong bài viết này...
Nhập địa chỉ email để nhận thông báo các bình luận mới trong bài viết này...
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
wpDiscuz