Hệ sinh thái, một trong các yếu tố cần phải có trong việc đầu tư coin tiềm năng. Đây sẽ là một bài viết phân tích mức độ quan trọng của các hệ sinh thái crypto. Nó sẽ cho bạn 1 cái nhìn tổng quan hơn về tiềm năng thị trường crypto hiện nay và trong tương lai.
1. Hệ sinh thái trong kinh doanh là gì
Đầu tiên chúng ta phải hiểu khái niệm về hệ sinh thái. Hệ sinh thái là gì.
Theo khái niệm của sinh học thì hệ sinh thái là một tập hợp các nhóm động thực vật phụ thuộc vào nhau. Là hệ thống các tập hợp loài được điều chỉnh bởi các quy tắc chung trong hệ thống sinh thái đó.
Đó là khái niệm bên sinh học, khá khó hiểu. Tuy nhiên bây giờ chúng ta sẽ lấy một ví dụ rõ ràng và tiêu biểu hơn về các hệ sinh thái liên quan đến tài chính trong cuộc sống hiện tại.
- Hệ sinh thái của Samsung chẳng hạn: Samsung với sản phẩm chủ lực của họ là smartphone. Tuy nhiên xoay quanh đó, họ còn sản xuất tai nghe, ti vi, máy giặt, tủ lạnh,… tất cả đều mang thương hiệu Samsung.
- Ví dụ điển hình nhất về hệ sinh thái ở thị trường việt Nam: Tập đoàn Vingroup, chúng ta có thể thấy chuỗi siêu thị mini Vinmart, điện thoại Vsmart, xe Vinfast, nhà Vinhome,…
Có thể thấy trong các hệ sinh thái ví dụ trên, tất cả những sản phẩm mà các tập đoàn sản xuất đều để phục vụ nhu cầu người dùng của họ, và phát triển thương hiệu cũng như mức nổi tiếng của thương hiệu đối với thị trường. Từ đó dần dần nắm thị phần thị trường, đem lại mức cạnh tranh cũng như mức lợi nhuận cao hơn, kèm đó là giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Có thể hiểu một cách đơn giản về hệ sinh thái trong kinh doanh như trên. Vậy Crypto thì sao ?
2. Hệ sinh thái trong Crypto
Cũng như khái niệm trên, hệ sinh thái crypto cũng vậy, những đồng coin hay token thuộc hệ sinh thái đó được tạo ra nhằm phục vụ nhu cầu của người dùng cũng như các nhà đầu tư. Nói đơn giản giống một quốc gia sẽ bắt buộc phải có quân đội đáp ứng nhu cầu quốc phòng, hệ thống giáo dục, y tế, tiền tệ,.. đó là những thứ bắt buộc phải có để điều hành và phát triển 1 quốc gia. Vậy một hệ sinh thái crypto cần có những mảng chính nào:
- Transactions và Payment Services: Đây là nền tảng mà mọi hệ sinh thái crypto nào cũng phải có. Đó là nhu cầu giao dịch, thanh toán và lưu trữ (smart contract, token và wallet). Hiểu đơn giản là trước khi bạn muốn xây nhà tự lập thì bạn phải tự chủ được tài chính bản thân đã.
- DeFi: Trong các sàn giao dịch các thuật ngữ này đươc gọi là: Hợp đồng Future, Margin, Farming, Pool, Staking,… Hiểu đơn giản là các nhu cầu của người dùng về tài chính như: vay, tiết kiệm, cho vay, lãi suất,… Và các token Defi được tạo ra để đáp ứng nhu cầu trên của người dùng.
- Social và Entertainment: Sau khi các nhu cầu cơ bản đã được đáp ứng rồi thì sẽ mơ rộng ra đến mảng giải trí và xã hội. Đặc trưng của mảng này là các token NFT, Games song song với đó là sự phát triển của các game play to earn và các mạng xã hội.
- Blockchain solutions: Sự ứng dụng của hệ sinh thái đó trong cuộc sống thật. Về các lĩnh vực giáo dục y tế, phát triển không gian mạng, vũ trụ,… Đây cũng chính là điều mà ngày nay các hệ sinh thái đang nhắm đến. Có lẽ trong tương lai không xa chúng ta có thể thấy được điều này.
Bên trên là 4 mảng chính mà hầu như hệ sinh thái crypto nào cũng cần phải xây dựng.
3. Sự quan trọng của hệ sinh thái crypto trong thị trường và trong đầu tư crypto
Trong thị trường crypto
Nếu đã đọc hết các thông tin trên thì chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu được phần nào tầm quan trọng của các hệ sinh thái trong thị trường crypto rồi. Nếu như 1 đồng token nào đó không có hệ sinh thái thì sao, dưới đây là một số rủi ro cũng như bất lợi của đồng token hay coin đó:
- Mức ảnh hưởng : điều này chắc chắn sẽ bị thiệt thòi nặng so với các đồng coin token khác có hệ sinh thái. Hãy nhìn ví dụ đơn giản xem, hãng điện thoại Mobell (đại diện không có hệ sinh thái) và Samsung (một hệ sinh thái lớn) xem ai phổ biến và được người dùng lựa chọn hơn. Chính mức ảnh hưởng đó cũng sẽ ảnh hưởng tới giá cả của đồng token coin đó trong tương lai. Dẫn đến tình trạng bị “xả” bán tháo quá mức, gây nguy hiểm vốn của người đầu tư.
- Ngược lại các đồng token có hệ sinh thái còn được sự hậu thuẫn cũng như hỗ trợ lớn từ chính hệ sinh thái đó, nói theo thuật ngữ dân crypto là sẽ được “bơm”, từ đó nâng cao giá trị của hệ sinh thái cũng như giá của đồng token đó, có lợi cho cả người dùng và nhà phát triển lẫn các nhà đầu tư hay các quỹ lớn.
Trong đầu tư Crypto
Giống như đã nói ở trên hệ sinh thái crypto cũng ảnh hưởng đến giá trị của đồng token.
- Có thể thấy phần lớn các đồng token có hiện tượng “xả hàng” mất giá diễn ra ở các token không có hệ sinh thái, hoặc hệ sinh thái non kém. Ngoài ra các nhà đầu tư lâu dài sẽ không hề có lợi nhuận, thậm chí thua lỗ. Ngược lại việc token được sự hỗ trợ từ hệ sinh thái sẽ có tương lai tươi sáng hơn nhiều.
- Chính vì vậy, lời khuyên ở đây là hãy chọn những đồng token coin có hệ sinh thái hỗ trợ để đầu tư. Đây mới gọi là đầu tư, đầu tư một cách lâu dài, hiệu quả. Còn việc lao vào các “token rác” không có mục tiêu rõ ràng thì chỉ được gọi là đầu cơ mà thôi.
- Ngoài ra các token sàn như FTT token hay các token sàn khác cũng chính là các token có hệ sinh thái, chính sàn giao dịch của nó là hệ sinh thái. Đây cũng là lý do vì sao mình lại chọn FTT token là một token tiềm năng trong tương lai.
4. Tiềm năng của các token trong hệ sinh thái Crypto
Nếu như hệ sinh thái của Vingroup được xậy dựng dựa trên nền tảng là tập đoàn Vingroup về mảng bất động sản thì crypto cũng vậy. Hiểu đơn giản là sẽ có 1 token mang tính biểu tượng, cốt lõi của hệ sinh thái (giống như tập đoàn Vingroup vậy). Còn xoay quanh nó sẽ là các token khác mang chức năng đáp ứng như cầu hệ sinh thái đó (như Vinsmart, Vsmart, Vinfast,..)
- Token nền tảng: Gọi đơn giản là trung tâm, còn các token khác xoay quanh nó vậy. Đây là dạng token tiềm năng lớn trong tương lai. Tuy nhiên giá và sự tăng trưởng sẽ khá chậm theo thời gian. Tuy nhiên việc nó đem lại lợi nhuận lâu dài là không thể phủ nhận. Nếu bạn là người đầu tư chắc chắn có thể lưu ý đến các token dạng này.
- Token chức năng: Là các vệ tinh xoay quanh token nền tảng. Ở dạng token này, giá cả sẽ có nhiều biến động mạnh hơn token nền tảng. Bù lại tốc độ tăng trưởng cũng khá nhanh, tuy nhiên nguy cơ thua lỗ và rủi ro khi đầu tư cũng khá cao. Hiểu đơn giản giống như Trend trên mạng vậy, Trend nào hot thì đồng token về Trend đó sẽ tăng và ngược lại. Token dạng này khá thích hợp cho người chơi dạng Trade.
Ngoài ra, các token coin không có hệ sinh thái vẫn có khả năng sinh lời và đem lại lợi nhuận. Tuy nhiên khả năng rủi ro sẽ cao hơn rất nhiều. Nên mình không khuyến khích đầu tư loại token coin này.
5. Một số hệ sinh thái crypto tiêu biểu
1. Hệ sinh thái Binance smartchain
Đây là hệ sinh thái của sàn giao dịch điện tử Binance. Một hệ sinh thai đã được xây dựng từ lâu với coin nền tảng là BNB. Hiện nay hệ sinh thái nãy đã khá hoàn thiện và đang ngày càng phát triển hơn.
2. Hệ sinh thái Ethereum
Một cái tên khá tiêu biểu cho các hệ sinh thái đời đầu. Một hệ sinh thái lớn, đã phát triển rất mạnh và rộng. Với coin nền tảng là ETH. Hệ sinh thái này đã phát triển phải nói là hoàn thiện nhất trong các hệ sinh thái.
3. Hệ sinh thái Solana
Một hệ sinh thái mới bùng nổ trong những tháng cuối năm 2021. Coin nền tảng là SOL
4. Hệ sinh thái Polkadot
Cùng với Solana đây là hai hệ sinh thái bùng nổ lớn nhất trong năm 2021. Coin nền tảng là DOT
5. Hệ sinh thái Near
Hệ sinh thái khá mới và có nhiều tiềm năng. Coin nền tảng là NEAR
6. Hệ sinh thái Cosmos
Giống như near đây cũng là một hệ sinh thái mới và tiềm năng. Coin nền tảng là ATOM