Các từ “tiết kiệm” và “đầu tư” đôi khi được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng thực ra đây là hai cụm từ khác nhau và chúng ta nên áp dụng cả hai hình thức tiết kiệm và đầu tư để đảm bảo an toàn tài sản chính cho mình.

Sponsor

Đặc điểm chung của cả tiết kiệm và đầu tư là chúng đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong cuộc sống của chúng ta. Nếu bạn vẫn chưa thực hiện thì đây là lúc nên bắt đầu. Điều này có thể dẫn đến sự thay đổi trong chi tiêu và cách bạn sử dụng thu nhập của mình nhưng đây là những điều mà bạn nên làm. Có một nguyên tắc mà bạn cần nhớ là chúng ta nên tiết kiệm trong ngắn hạn và đầu tư trong dài hạn. Và bạn cũng cần nhớ rằng trong cả tiết kiệm và đầu tư, khi rủi ro giảm thì thanh khoản sẽ tăng và ngược lại.

Tiết kiệm

Hiểu đúng về tiết kiệm (Nguồn: Internet)
Hiểu đúng về tiết kiệm (Nguồn: Internet)

Chúng ta tiết kiệm để mua sắm và để dành cho các trường hợp khẩn cấp. Tiết kiệm nghĩa là khi cần thì chúng ta có sẵn tiền mặt. Và bạn cần theo dõi các khoản tiết kiệm của mình cũng như đặt các mốc thời gian để đạt được các mục tiêu tiết kiệm. Ví dụ, bạn đặt mục tiêu tiết kiệm 100 triệu đồng trong vòng 1 năm để phục vụ cho chuyến đi du lịch Nhật Bản của cả gia đình. Như vậy, bạn sẽ biết được 1 tháng cần tiết kiệm khoảng 8,3 triệu đồng, đây chính là mục tiêu tiết kiệm tương ứng với từng mốc thời gian là từng tháng.

Đầu tư

Cách đầu tư khôn ngoan (Nguồn: Internet)

Khi đầu tư, điều quan trọng là phải đầu tư một cách khôn ngoan. Bạn sẽ có lợi nhuận tốt hơn nếu bạn bắt đầu đầu tư sớm. Và bạn sẽ thành công nếu hiểu được các cách đầu tư khác nhau và cách sử dụng chúng hiệu quả. Các ngân hàng hiện nay đều có hình thức gửi tiết kiệm để dành cho con cái sau này, không giới hạn số lần gửi tiền và không giới hạn số tiền nộp. Đây là một cách đầu tư rất hiệu quả vì 18 năm sau khi con bạn trưởng thành, bạn sẽ có đủ tiền để cho chúng học đại học.

Bạn cũng có thể đầu tư vào tài chính như mua cổ phiếu, trái phiếu, quỹ chỉ số, … để kiếm lợi nhuận.

Sự khác nhau giữa tiết kiệm và đầu tư

Tiết kiệm và đầu tư (Nguồn: Internet)

Sự khác biệt lớn nhất giữa tiết kiệm và đầu tư là rủi ro. Khi bạn tiết kiệm tiền trong tài khoản, bạn sẽ không gặp rủi ro và thậm chí còn được ngân hàng trả lãi. Và bạn có thể rút tiền ra dễ dàng. Còn khi bạn đầu tư, bạn có thể có lợi nhuận rất lớn nhưng cũng có thể gặp rủi ro mất trắng.

Vì vậy hãy xem xét lại mục tiêu của mình để chọn xem nên tiết kiệm hay đầu tư. Lựa chọn không chính xác có thể khiến bạn mất rất nhiều tiền và mất chi phí cơ hội rất lớn.

Một sự khác biệt nữa là lợi nhuận. Khi đầu tư, bạn có thể có được tỷ suất lợi nhuận tới 15-20%/năm, trong khi nếu gửi tiết kiệm tại ngân hàng, bạn chỉ hưởng được tối đa 6,8%/năm (ngân hàng SCB), vì mục tiêu của tiết kiệm là an toàn, không phải lợi nhuận.

Tuy nhiên, trừ ngân hàng SCB, các ngân hàng Việt Nam hiện nay chỉ trả lãi suất khoảng 4,5-5,5%/năm do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid – 19.

Sponsor

Bạn có thể trở thành nhà đầu tư giỏi và có tài sản đầu tư lên đến 2 triệu đô, nhưng lại không biết cách tiết kiệm cho các mục tiêu ngắn hạn của mình. Hoặc bạn là một người giỏi tiết kiệm nhưng về lâu dài thì số tiền tiết kiệm đó vẫn không đủ để bạn yên tâm dưỡng già và lo cho việc học của con cái. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng cả hai việc tiết kiệm và đầu tư đều rất quan trọng và nên được thực hiện cùng nhau.

Những điều cần lưu ý

Khi nói đến tiết kiệm và đầu tư thì khoảng thời gian ngắn hạn và dài hạn là bao lâu phụ thuộc vào mục tiêu, kế hoạch cụ thể của bạn và nhiều yếu tố ảnh hưởng khác. Vậy nên sẽ không có con số cụ thể. Bạn chỉ cần ghi nhớ rằng khi nào bạn cần tiền, kế hoạch đạt được số tiền đó cụ thể là như thế nào, và mức độ an toàn cũng như rủi ro khi cân nhắc giữa tiết kiệm hoặc đầu tư để đạt được mục tiêu.

Cuối cùng, đừng chờ đợi để tiết kiệm hoặc đầu tư. Thời gian là cơ hội lớn nhất để bạn kiếm tiền và đạt được mục tiêu của mình. Với một số tiền tương đối nhỏ, bạn có thể bắt đầu đầu tư và tiết kiệm và đi trên con đường đạt được tất cả các mục tiêu tài chính của mình.

Hãy tiếp tục theo dõi trang để có thêm thông tin hữu ích về tài chính nhé.

Bạn thấy bài này thế nào?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi
Thông báo của
Nhập địa chỉ email để nhận thông báo các bình luận mới trong bài viết này...
Nhập địa chỉ email để nhận thông báo các bình luận mới trong bài viết này...
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
wpDiscuz