Chúng ta luôn phải nghĩ đến “tâm trạng”, “trạng thái”, “không gian” của người đọc khi họ đọc bài viết. Chỉ có quan tâm đến cảm xúc của người đọc thì chúng ta mới viết được những bài viết đi vào lòng người. Vậy bí mật về thời gian khi đăng bài trên mạng xã hội là gì? cùng mình phân tích nhé.

Sponsor

Mỗi khi một người đọc một bài viết, mặc định người đó sẽ đang ở một “trạng thái” nào đó:

  • Trạng thái bình thường
  • Trạng thái vui vẻ
  • Trạng thái phấn khởi
  • Trạng thái bực tức
  • Trạng bài buồn bã
  • Trạng thái hằn học
  • Trạng thái háo hức
  • …, và còn nhiều trạng thái khác nhau nữa

Trong bài này, Minh sẽ phân tích về 3 trạng thái “bình thường”, “vui vẻ, phấn khởi”, “buồn bã, chán nản”.

.

1. Vì sao cần phải nhận định tâm lý khách hàng khi viết?

.

“Ngôn từ là sức mạnh”, nếu mọi người ai hay xem qua những bộ phim tâm lý sẽ có những đoạn những chuyên gia tâm lý (có thể là những nhân vật phản diện) dùng lời nói của họ để điều khiển người khác, biến người khác thành người xấu… hoặc đơn giản hơn, tại sao những người đa cấp lại có thể khiến cho những người ngồi bên dưới tin sái cổ và móc hầu bao của mình ra hàng chục triệu….

Vì con người có lòng tham

Vì con người bị choáng ngợp trước sự hào nhoáng

Vì những người kia hiểu “tâm lý” con người và đánh vào đó.

–> Ngôn từ + ngữ cảnh = sức mạnh

.

Hay nói đơn giản trong ngành content, đã bao giờ bạn đọc một bài viết nào đó trên Mạng xã hội và bạn thấy WOW, sau đó bạn thực hiện hành động là like cmt share, hoặc thực hiện một cái gì đó, ví dụ Minh nói mọi người share bài viết này, ai share Minh sẽ gửi tặng 1 ebook “Content trong tầm tay”, một ebook trong khóa học đào tạo nghề Content của Minh, share xong inbox Minh nhé :v …. dạng dạng vậy, mọi người sẽ cảm thấy bị kích thích và sẽ làm theo —-> ngôn từ có thể điều khiển được hành động.

.

Rất rất nhiều landing page đã được tạo ra, và chính những landing page này là những vũ khí sắc bén nhất khi chạy ads, tỉ lệ chốt đơn có cao hay không là phụ thuộc vào landing page. Vậy, để có thể viết được những landing page, bài bán hàng đầy sức thuyết phục, chúng ta phải thấu hiểu tâm lý khách hàng để sử dụng ngôn từ sao cho phù hợp, cho có sức mạnh.

2. Trạng thái tâm lý theo thời gian

.

Thật ra bài này là muốn viết tất cả các trạng thái tâm lý lắm rồi á mà thấy nó dài dòng với lý thuyết quá luôn, thường thì nếu muốn hiểu hết trạng thái tâm lý thì hoặc là chúng ta phải học chuyên ngành tâm lý học hoặc là chúng ta đã trải qua nghiệp viết content ít nhất cũng vài năm trở lên rồi… nên ở đây Minh sẽ phân tích một vài trạng thái tâm lý theo ngày và theo tháng vì nó trực quan và dễ hiểu nhất

Từng có một học viên của Minh mới đây viết 1 bài về chia sẻ kiến thức kinh doanh trên trang cá nhân, nguyên văn của tiêu đề là :

“Làm Ngay 4 Điều Này Sẽ Thay Đổi Doanh Số Bán Hàng Trên Profile Của Bạn Ngay Lập Tức”

Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Định vị thương hiệu cá nhân: người chia sẻ

Sản phẩm kinh doanh là: khóa học, phần mềm kinh doanh.

Một bài viết rất tâm huyết của bạn đó, đăng vào lúc 10h sáng chủ nhật, và bài viết được rất ít tương tác, giờ Minh sẽ phân tích case này nha.

.

Bài viết có tệp khách hàng là “mẹ bỉm”, người kinh doanh online… những người này vào buổi sáng ngày chủ nhật tầm 8-10h thì họ sẽ làm gì?

  • Ăn sáng với gia đình
  • Đi chợ nấu ăn
  • Ngủ chưa dậy

Một tuần làm việc đầy mệt mỏi, hỏi liệu có bao nhiêu người sáng chủ nhật vẫn muốn đọc những dạng bài này….

.

Ở trên chỉ là một case nho nhỏ để chúng ta hiểu được về “thời gian đăng bài” cũng như ‘tâm lý theo thời gian” của người đọc.

3. Tâm lý con người theo thời gian trong ngày.

Sponsor

Đối với mỗi thời gian trong ngày thì con người có những tâm lý khác nhau, thông thường thì chúng ta chia ra làm 3 buổi chính là sáng sớm, trưa, chiều tối (buổi đêm đi ngủ rồi thì không tính).

Buổi sáng

Đây là lúc mà con người vừa mở mắt dậy, chuẩn bị cho một ngày tươi mới, tràn đầy năng lượng, tràn đầy sự tích cực. Ở thời điểm này chúng ta kị nhất những điều tiêu cực, kị nhất khi gặp phải một chuyện xấu, một tin buồn nào đó

—–> Chúng ta chỉ muốn nghe những gì tích cực, làm buổi sáng của chúng ta rạng rỡ hơn, thúc đẩy chúng ta hơn

—–> Các dạng bài viết phù hợp: bài viết tạo động lực, một câu chào buổi sáng, những định hướng, kế hoạch, lộ trình, những bài viết phát triển bản thân…

—–> Ngôn từ phải mạnh mẽ, phải thúc đẩy, phải tạo năng lượng

Buổi trưa

Đây là lúc mà chúng ta bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, là lúc chúng ta nghỉ ngơi sau 4 tiếng làm việc căng thẳng, tiếp sức để chúng ta có thể làm việc tiếp 4 tiếng buổi chiều. Lúc này, chúng ta cần một sự “xả stress” tạm thời, mà những lúc xả stress là những lúc mà chúng ta NGHĨ VỀ BẢN THÂN nhiều hơn, chúng ta chỉ mong muốn làm điều gì đó cho bản thân chúng ta, đây là khoảng thời gian MUA HÀNG tốt nhất (Để thỏa mãn cảm xúc bản thân).

Sponsor

—–> Thời điểm này chúng ta chỉ muốn nghe những điều gì khiến chúng ta tưởng tượng vì thời điểm này là thời điểm mà chúng ta suy nghĩ rất nhiều những thứ linh tinh trong ngày, thời điểm này rất dễ bị cuốn theo những dạng Content thú vị:

  • Những video funny
  • Những câu chuyện story telling (buồn, vui đều được)
  • Bài viết bán hàng
  • Review sách
  • Confession (sinh viên coi nhiều lắm)
  • Clip đồ ăn

——> Ngôn từ phải nhẹ nhàng và khiến người ta “suy tư”

Buổi tối

Còn tùy theo tối là tối mấy giờ, từ 6h-8h thì chúng ta còn đang ăn uống, la cà với người yêu, bạn bè hay đang trên đường đi về nhà… lúc này cũng là 1 dạng xả stress cuối ngày, quan trọng nhất là khoảng thời gian 8-12h đêm. Thời gian này là khoảng thời gian mà chúng ta đang cảm thấy “dễ chịu”… nó khác với cảm giác muốn “xả stress” buổi trưa vì buổi trưa xả xong là còn vào làm việc tiếp còn buổi tối xã xong là ngủ luôn…

—-> Khoảng thời gian này chúng ta mặc định là khoảng thời gian êm ấm, khoảng thời gian ở “nhà” và mặc định ở khoảng thời gian này bắt buộc người viết Content phải đánh vào “cảm xúc” của người đọc… Các dạng Content phù hợp:

  • Story telling, truyền tải một câu chuyện
  • Các dạng bài viết “suy ngẫm”, truyền tải thông điệp (như dạng phân tích 1 câu thành ngữ)
  • Các bài viết tạo cảm xúc (mấy clip viral đâm chém, hóng hớt showbiz, phốt chẳng hạn)
  • Các dạng bài viết Lời khuyên
  • Các dạng bài viết về cuộc đời (vd như nhớ về mẹ là một dạng bài viết “trải đời”)

Lưu ý: Các khung giờ ở trên chúng ta đang phân tích khung giờ của người đi làm, độ tuổi tầm 24-35, nếu đối tượng của chúng ta là đối tượng sinh viên, người già thì lại có những khung giờ khác

4. Khung giờ vàng đăng bài MXH

À ha, cái này là thứ mà chúng ta nghe nói hàng ngày và chúng ta cũng đăng bài liên tục mỗi ngày vào khoảng thời gian đó… nhưng liệu chúng ta đã hiểu rõ “khung giờ vàng” là gì chưa, và vì sao nó lại là vàng?

Sponsor

Khung giờ vàng FB được chúng ta mặc định là những khung giờ mà khi đăng lên, chúng ta sẽ được nhiều người thấy bài viết nhất và lượng tương tác cũng cao nhất… cũng có thể đúng, nhưng đó là dành cho những người viết bài không hiểu tâm lý người dùng, và thực ra ai cũng nhắm tới thời gian đăng bài như vậy thì chúng ta càng cạnh tranh cao hơn rất nhiều.

Theo một thuật toán FB News Feed Crush, mỗi ngày có hàng nghìn nội dung được chia sẻ, một người khi đăng nhập vào FB thì thường sẽ có 1500 nội dung đang chờ họ lướt tới (theo Brian Boland – phó chủ tịch mảng công nghệ quảng cáo của FB)

—-> FB đang cố gắng phân phối đúng nội dung cho người dùng và việc của chúng ta là làm sao để sáng tạo nội dung cho phù hợp với họ chứ không phải đăng bài vào giờ vàng

5. Người làm công

Người làm công là những người “chây lười” với công việc, hay nói đúng hơn công việc của họ khá nhàn hạ, họ không hứng thú với công việc mấy… mỗi ngày họ chỉ tới cty làm cho có việc và ngồi thừ cả ngày, rảnh rỗi là lướt FB, lướt tik tok v.v…. Những người này tỷ lệ mua hàng rất cao.

  • Nhân viên shop quần áo, thời trang
  • Nhân viên văn phòng
  • Nhân viên nhà nước

    …..

Đây được coi là TỆP KHÁCH HÀNG ngon nhất vì khi con người chây lười, con người sẽ muốn mua tất cả mọi thứ. Người lãn công thường sẽ hoạt động vào các khung giờ:

  • – 8h30-10h
  • – 4h30-6h

Thường thì tới 10h-4h chiều mới là giờ làm việc của những người lãn công. Tâm lý của những người lãn công là họ thấy mọi thứ khá chơi vơi, chông chênh, họ chỉ muốn thỏa mãn cảm xúc của mình chứ không nghĩ nhiều tới công việc, đừng đánh động tới thúc đẩy, phát triển, công việc với họ… vì đó là điều họ không muốn. Với họ, chỉ cần bạn đem đến nhiều thú vui, tiêu khiển, interest, và sau đó lồng ghép bán hàng, vậy là đủ. ĐỪNG ÉP CON NGƯỜI NGHĨ NHỮNG ĐIỀU MÀ HỌ KHÔNG THÍCH.

Sponsor

Ở trên đây chỉ mới là một phần của “tâm lý khách hàng theo thời gian”, ngoài tâm lý theo ngày, chúng ta còn có tâm lý theo tháng (đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng), Tâm lý theo mùa (mùa mưa, mùa nắng, mua hoa anh đào, mùa yêu (14/2) mùa noel ….). những điều quan trọng mình muốn nói trong bài viết này là:

Chúng ta luôn phải nghĩ đến “tâm trạng”, “trạng thái”, “không gian” của người đọc khi họ đọc bài viết. Chỉ có quan tâm đến cảm xúc của người đọc thì chúng ta mới viết được những bài viết đi vào lòng người.

P/s: tuy nhiên, không phải bài viết nào bạn viết ra cũng có thể ngay lập tức làm được điều đó, phải thực hành liên tục thì mới dần dần cảm thụ được nhé.

Bài này có hay không bạn?
Có 2 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi
Thông báo của
Nhập địa chỉ email để nhận thông báo các bình luận mới trong bài viết này...
Nhập địa chỉ email để nhận thông báo các bình luận mới trong bài viết này...
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
wpDiscuz