7 triệu là mức lương trung bình của người dân Việt Nam, đặc biệt là những bạn sinh viên mới ra trường, người làm công ăn lương hằng ngày thường có thu nhập không cao. Vậy làm sao để quản lý tài chính tốt, vừa đủ tiền chi tiêu vừa đủ tiền tiết kiệm? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách chi tiêu với mức lương 7 triệu bằng các quy tắc tài chính nhé.

Sponsor

Hiện nay, có nhiều phương pháp để quản lý tài chính hiệu quả. Với số tiền 7 triệu, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn 2 phương pháp là 50/20/30 và 6 chiếc lọ.

Cách chi tiêu với mức lương 7 triệu bằng các quy tắc tài chính. Nguồn: Internet
Cách chi tiêu với mức lương 7 triệu bằng các quy tắc tài chính. Nguồn: Internet

Cách chi tiêu với mức lương 7 triệu bằng bằng phương pháp 6 chiếc lọ

6 chiếc lọ tượng trưng cho 6 nhu cầu chi tiêu, nghĩa là bạn sẽ chia mức lương 7 triệu thành 6 hũ theo phần trăm khác nhau, tùy vào nhu cầu của mỗi người mà có thể thay đổi tỷ lệ sao cho phù hợp.

1. Nhu cầu thiết yếu

Nhu cầu thiết yếu sẽ chiếm 55% tổng thu nhập của bạn, tức là 3.850.000 đồng, bao gồm tiền phòng, tiền ăn uống, tiền đi lại, tiền sinh hoạt,…Trong đó, bạn hãy chia tỷ lệ theo nhu cầu của mình nhưng hãy cố gắng tiết kiệm nhất có thể, thay vì ăn uống bên ngoài thì việc bạn nấu ăn tại nhà sẽ giúp tiết rất nhiều chi phí.

  • Ăn uống: 1.500.000 đồng
  • Tiền nhà, tiền điện nước, tiền gửi xe, tiền xăng xe: 2.000.000 đồng
  • Các chi phí cần thiết khác: 350.000 đồng

2. Tiết kiệm, dự phòng

Phần tiết kiệm sẽ chiếm 10% tổng thu nhập, tức là 700.000 đồng. Có 2 khoản tiết kiệm là ngắn hạn và dài hạn, hãy tuân thủ đúng mức này hàng tháng để đảm bảo có được số tiền tiết kiệm khi cần thiết.

  • Tiết kiệm dài hạn: mua nhà, mua xe, nghỉ hưu,…
  • Tiết kiệm ngắn hạn: mua điện thoại, đi du lịch, thất nghiệp,…

3. Đầu tư

Phần tiết kiệm sẽ chiếm 10% tổng thu nhập, tức là 700.000 đồng. Mặc dù với số tiền khá nhỏ nhưng bạn có thể đầu tư bằng nhiều cách khác nhau như mua chứng khoán, mua chứng chỉ quỹ, gửi tiết kiệm hằng tháng tại ngân hàng,…Đảm bảo không đụng đến số tiền này và tạo ra một khoản thu nhập thụ động từ đó.

4. Nhu cầu hưởng thụ

Mặc dù sống tiết kiệm nhưng bản vẫn phải chi cho bản thân một khoản để tự thưởng cho bản thân vì đã cố gắng rất nhiều. Bạn có thể tự thưởng bằng những bữa ăn ngon, đi cà phê, đi xem phim, mua sắm, giải trí,…Và khoản này cũng sẽ chiếm 10% tổng thu nhập, tức là 700.000 đồng.

5. Giáo dục

Giáo dục sẽ chiếm 10% tổng thu nhập, tức là 700.000 đồng. Hãy không ngừng rèn luyện, nâng cao bản thân bằng những khóa học, hội thảo, mua thêm sách đọc,…Tuy chỉ là một khoản nhỏ nhưng sẽ giúp bản thân của bạn tốt lên từng ngày, tìm được một công việc với mức lương cao hơn trong tương lai.

6. Đám cưới, sinh nhất, hiếu hỉ,…

Không phải tháng nào cũng sẽ có những đám tiệc này, vì thế nó sẽ chiếm 5% còn lại, tức là 350.000 đồng. Nếu tháng này không cần dùng đến, bạn hãy để riêng và dùng cho những tháng tiếp theo.

Như vậy, với phương pháp 6 chiếc lọ, bạn có thể phân chia thu nhập của mình theo nhu cầu cá nhân. Bên cạnh đó, bạn cũng không cần rập khuôn mà chi tiêu đúng với số tiền đã đưa ra, có thể linh hoạt theo hoàn cảnh, tuy nhiên không được vượt quá mức cho phép, tránh ảnh hướng đến các khoản khác.

Phương pháp 6 chiếc lọ. Nguồn: Internet
Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Cách chi tiêu với mức lương 7 triệu bằng phương pháp 50/20/30

Cách này cũng tương tự như cách 6 chiếc lọ, nhưng bạn sẽ không chia nhỏ mà chia theo tỷ lệ 50/20/30 theo 3 mục đích chính là: nhu cầu thiết yếu, tiết kiệm và đầu tư, nhu cầu cá nhân.

  • 50% cho nhu cầu thiết yếu: tiền nhà, điện nước, ăn uống,…
  • 20% cho đầu tư tiết kiệm
  • 30% cho sở thích, mong muốn cá nhân

Cách này sẽ linh hoạt theo nhu cầu của bạn nhưng tuyệt đối không được sử dụng khoản này dùng cho khoản khác, tập cho mình thói quen sống kỷ luật, nghiêm túc.

Quy tắc 50/20/30. Nguồn: Internet

Không phải phương pháp quản lý tài chính nào cũng phù hợp với tất cả mọi người, cần phải linh hoạt theo từng cá nhân để áp dụng. Trên đây là 2 phương pháp mà chúng tôi xem xét thấy hiệu quả nhất với mức lương 7 triệu. Bạn có thể tham khảo và áp dụng theo nhé. Chúc các bạn thành công.

Bạn thấy bài này thế nào?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi
Thông báo của
Nhập địa chỉ email để nhận thông báo các bình luận mới trong bài viết này...
Nhập địa chỉ email để nhận thông báo các bình luận mới trong bài viết này...
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
wpDiscuz