• Trang chủ
  • Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tài chính
  • Đầu tư bất động sản
  • Tiền điện tử

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Mua lại cổ phiếu: Tại sao các công ty mua lại cổ phiếu?

18/01/2023

Tài chính chuỗi cung ứng là gì và hoạt động như thế nào, ví dụ về tài chính chuỗi cung ứng

17/01/2023

Rủi ro tài chính so với rủi ro kinh doanh: Đâu là sự khác biệt?

23/12/2022
Facebook Twitter Instagram
Trending
  • Mua lại cổ phiếu: Tại sao các công ty mua lại cổ phiếu?
  • Tài chính chuỗi cung ứng là gì và hoạt động như thế nào, ví dụ về tài chính chuỗi cung ứng
  • Rủi ro tài chính so với rủi ro kinh doanh: Đâu là sự khác biệt?
  • Cấp tín dụng: Định nghĩa, Các loại khoản vay và Ví dụ
  • 2 cách hàng đầu để các doanh nghiệp huy động vốn
  • Tài chính có nghĩa là gì? Lịch sử, các loại và tầm quan trọng của nó được giải thích
  • 8 cổ phiếu được hưởng lợi từ các sự kiện thời tiết khắc nghiệt
  • Hiểu về tiền: Thuộc tính, loại và cách sử dụng của nó
Facebook Twitter Instagram YouTube
BlogKinhDoanh.net
  • Trang chủ
  • Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tài chính
  • Đầu tư bất động sản
  • Tiền điện tử
BlogKinhDoanh.net
Home»Tài chính»Cách sống tiết kiệm giúp bạn kiếm thêm hàng triệu đồng “tiền lãi” mỗi năm
Tài chính

Cách sống tiết kiệm giúp bạn kiếm thêm hàng triệu đồng “tiền lãi” mỗi năm

phuongle16111999By phuongle1611199925/10/2022Updated:25/10/2022Không có phản hồi9 Mins Read
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email Reddit VKontakte Telegram WhatsApp
Cách sống tiết kiệm giúp bạn kiếm thêm hàng triệu đồng "tiền lãi" mỗi năm - tiet kiem 1 49166d2c - Kinh doanh - cách sống tiết kiệm, cách sống tiết kiệm tiền, cách tiết kiệm tiền, sống tiết kiệm, tiết kiệm, tiết kiệm tiền
Share
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email Tumblr Reddit VKontakte Telegram WhatsApp
(blogkinhdoanh.net)

Nếu mức lương của bạn chỉ có 5 triệu/tháng nhưng bạn lại chi tiêu như khi bạn nhận lương 20 triệu/tháng thì bây giờ chính là lúc bạn phải thay đổi cách sống của mình. Bạn phải học cách sống tiết kiệm và chỉ chi tiêu tương ứng với mức thu nhập của mình.

Nội dung chính
  • Hành trình nhận thức được sự cần thiết của việc sống tiết kiệm
  • Quan niệm về việc tiêu xài
  • Đồ đạc hư thì tìm mọi cách sửa cho bằng được

Cách tốt nhất giúp bạn sống tiết kiệm và không vượt chi tiêu chính là xài đến khi hư mới bỏ. Đồ dùng trong nhà miễn còn xài được thì cứ tiếp tục xài, không nên mua thứ mới nếu không thực sự cần thiết.

Phần này tùy quan điểm mỗi người, nên ai đọc đến đây mà cảm thấy không thích thì nên dừng lại.

Hành trình nhận thức được sự cần thiết của việc sống tiết kiệm

Thực ra mẹ mình cũng ép mình vô khuôn khổ lắm thì mình mới rèn được tính này. Thực tế cũng không phải mình xài xa hoa gì, chỉ là hồi đó thấy mấy đứa bạn cứ đến tết là sắm đồ mới, cắt tóc, làm đẹp này nọ, rồi đến đám cưới cũng vậy luôn, nên mình mới nghĩ là mình cũng nên như vậy và mình xin tiền mẹ.

Hầu như mọi chị em phụ nữ luôn thích mua quần áo (Nguồn: Internet)
Hầu như mọi chị em phụ nữ luôn thích mua quần áo (Nguồn: Internet)

Nhưng mẹ mình thì tiết kiệm đó giờ, mẹ mình nói đồ chưa cũ thì mua cái mới làm gì, uổng tiền lắm (tại đồ mình mua cũng thuộc dạng vải chất lượng nên nhìn thấy mới quài). Nói vậy rồi thì mình cam chịu thôi, chứ bản thân có tiền đâu mà mua… rồi vài năm riết quen.

Lí do mình quen và chấp nhận cũng do lúc đó lên đại học, bắt đầu đi kiếm tiền vặt, việc gì cũng làm qua nên biết đồng tiền kiếm được nó vất vả cỡ nào, vì thế chẳng dám xài phí. Cái nào xài được thì cứ xài tiếp, không mua cái mới. Còn việc tự thưởng cho bản thân thì vẫn có, nhưng mình nhận thức được mình nên thưởng bản thân cái gì và cái gì là không cần thiết để thưởng (ò, vì không có nhiều tiền như bạn bè nên phải cân nhắc đủ thứ).

Và rồi mình trở thành 1 người đôi khi còn tiết kiệm hơn cả mẹ. Có lần máy tính hư phải đem sửa, họ nói là bây giờ họ sửa tạm, khi nào nó hư rồi thì nên mua hẳn cái mới vì cái máy này cũng…10 năm rồi. Nhưng lòng mình thầm vái tứ phương tám hướng để cầu xin cho cái máy không hư để xài được đến đâu hay đến đó (khúc này tâm linh rồi đó). Hư hay load chậm thì nhờ ba vọc 1 tí cho nó chạy lại, chứ không muốn mua cái mới, tiền mình vẫn còn ít lắm. Tất nhiên, ba mình vọc xong là nó chạy ngon lành và lợi hại hơn xưa.

Quần áo cũng vậy, quần áo mình chia làm nhiều dạng, 1 dạng mặc ở nhà và đi ngủ, 1 dạng năng động (quần short áo thun để tập thể dục, đi dạo này nọ), 1 dạng đi học, đi làm và đến mấy chỗ nghiêm túc (quần dài, áo thun, áo sơ mi), 1 dạng đi chơi (váy, đầm), 1 dạng chuyên đi tiệc. Vì phân ra như vậy nên đồ mình rất ít khi cũ kĩ, nhiều lúc cũng muốn mua cái mới đắp vào nhưng nhìn “tụi nó” còn mới quá nên thôi, mặc tiếp. Bạn sẽ không bao giờ biết được tuổi thọ của những bộ đồ mình mặc đâu, mặc dù nó có thể được xếp vào hàng lão làng rồi đấy.

Quan niệm về việc tiêu xài

Nhà mình quan niệm thế này, cái gì hư thì sửa, sửa không được và bó tay thì mới bỏ. Ví dụ quần giãn dây thun thì chịu khó luồn dây thun mới, ga trải giường cũng vậy. Chỗ nào của quần áo bị sút chỉ thì may đè lại chỗ đó. Nói chung nếu nó không hư không rách thì nhất quyết không bỏ.

Nhà mình cũng chỉ mua những món đồ thật sự cần thiết và luôn xài hàng ngày. Quần áo là 1 ví dụ. Hồi trước, lúc mới “nhận thức được cái gì gọi là thời trang” (thì cũng coi trên mạng và đu theo thôi), mình đi đâu cũng thấy đó là đồ đẹp và muốn mua. Nhưng lúc đó mắt thẩm mỹ hơi kém, phải dắt mẹ theo cùng. Mẹ mình chỉ liếc qua 1 cái và nói là không được, không đẹp.

Mình không chịu, mẹ mới kêu mình vô thử đồ. Thử xong ra mẹ vẫn lắc đầu, mình hỏi lý do, mẹ phân tích cho mình nghe và nói những bộ đồ mình chọn còn thua xa những bộ đồ đang có ở nhà. Còn có nhiều bộ đồ nhìn thì đẹp mà mặc lên người lại không hợp, nên cũng không mua được.

Phụ nữ luôn nghiện mua quần áo (Nguồn: Internet)
Phụ nữ luôn nghiện mua quần áo (Nguồn: Internet)

Có nhiều khi, mình muốn mua cái váy này, rồi mẹ nói “Mua về tính mặc với áo nào?” Mình suy nghĩ 1 hồi, chẳng có áo nào phù hợp cả. Vậy thì 1 là phải mua thêm áo, 2 là không có áo nào đẹp thì khỏi mua váy này luôn. Vì mua về mà không mặc chung với cái nào được thì mua làm gì.

Đôi lúc, nhìn giá chát quá cũng đành ngậm ngùi bỏ lại trên giá, kiếm cái rẻ hơn. Vì mẹ mình nói với giá này mà chất lượng và kiểu dáng vậy thì chưa xứng đáng lắm, có những bộ khác giá rẻ hơn mà đẹp hơn nhiều. Nhưng nếu giá đó xứng đáng với chất lượng thì mẹ mình vẫn khuyên mình mua.

Bài "Cách sống tiết kiệm giúp bạn kiếm thêm hàng triệu đồng "tiền lãi" mỗi năm" được đăng bởi "blogkinhdoanh.net"

Nhà mình kén mua quần áo lắm. Mà ngộ ở chỗ này. Hễ đi lùng sục quần áo để mua là chả bao giờ kiếm được cái nào vừa ý. Còn vô tình hữu ý đi ngang qua là thế nào cũng hốt được về 1 mớ. Đúng là duyên phận kỳ lạ với thời trang!

Sau vài lần như vậy thì mình dần có “mắt nhìn” hơn, giờ đi ngang qua 1 cửa tiệm là biết có đồ phù hợp với mình không, nhiều lúc còn kén hơn cả mẹ.

Tóm lại, vì được “tuyển chọn” rất kĩ nên đồ của mình nhìn không thấy “xuống cấp”, vì thế có thể mặc được lâu. Có những bộ đồ dù trải qua cả thập kỷ nhưng vẫn “mua đen” và hiếm kiếm được hàng thay thế. Tương tự như thế với những món đồ khác.

Tuy là quá trình tìm kiếm, ra quyết định và mua hàng lâu, cũng như kén chọn đủ kiểu nhưng có được sản phẩm bền vững theo thời gian là vui rồi. Vậy thì cần gì mua đồ mới mỗi năm nữa?

Cho nên bây giờ, nếu muốn thưởng cho bản thân thì mình hay đi ăn. Mà cũng lùng sục kiếm chỗ vừa sạch, vừa ngon vừa rẻ đó nha. Có đó, quan trọng là chịu khó kiếm, và cũng phụ thuộc ít nhiều vào vận may (nói hơi huề vốn). Nên không thể nói mình keo kiệt không biết thưởng cho bản thân, chỉ là mình thưởng thứ khác cho bản thân thôi.

Đôi khi cũng muốn vung tiền quá trán để thưởng thức mùi vị của “kẻ có tiền” thì mình vô nhà hàng để ăn. Ăn cho biết thôi chứ không dám chơi sang vậy hoài, giá chát lắm, chưa kể nó đẩy thuế cho mình đóng luôn, rồi còn thêm phí phục vụ nữa, viêm màng túi chết.

Đồ đạc hư thì tìm mọi cách sửa cho bằng được

Đối với giày dép cũng vậy. Mình hay mua đồ bền, chất lượng, khi nó dơ thì mình chà rửa bằng xà bông. Cái này mình hỏi chỗ mua rồi mới dám chà, mà thực ra thì hầu hết giày nào cũng chà được hết, chỉ cần đầu bàn chải không quá cứng thôi.

Mà chà nhiều thì keo dán giày sẽ bung, làm hở vài chỗ. Thế là mình lại đi dán keo giày. Lúc đầu tính dán keo thôi, vì chỉ nghĩ ra được cách đó, nhưng ở gần nhà sợ người ta làm dơ (tay người ta dơ thì cầm vào giày mình cũng dơ), nên lặn lội chạy ra tận chợ Bến Thành để tìm người nổi tiếng sửa giày ở đó.

May thay, ông vẫn còn làm. Mà nhờ ông mình mới biết là may giày sẽ bền hơn dán giày. Dán keo thì sẽ tiếp tục hở, còn may lại là khỏi sợ hở gì hết, cứ tung tăng chà giày thoải mái. Mà ông may đẹp lắm, nhìn không ra may đâu, nhìn giống như 1 dạng trang trí trên giày thôi. Thế nên công cũng mắc, nhưng chất lượng tốt. Mình may hết 2 đôi luôn, giờ thì tung tăng đi chơi.

Không ai đoán ra giày này được may lại đâu nhỉ?
Không ai đoán ra giày này được may lại đâu nhỉ?

Mình không có thói quen đụng cái gì hư tí là bỏ, mà phải sửa trước, tìm mọi cách để sửa, tìm không ra thì ráng tìm mấy ngày, hỏi thăm mọi người để tìm cho ra giải pháp. Mong mọi người cũng có thói quen này, vì tiền kiếm ra không phải dễ, không thể hở chút là vung tay quá trán.

Phải nghĩ đến những ngày mình lam lũ, cực nhọc kiếm tiền, bị chửi bới, bị hành xác, bị bóc lột, bị trả chậm lương, căng não đòi lương cho bằng được. Có như thế thì mới tiếc từng đồng tiền mình làm ra. Tiếc cái gì cho đáng chứ đừng tiếc quá thành keo là được.

Tuy nhiên, bàn chải đánh răng là bắt buộc phải thay 3 tháng/lần, ai tiếc thì 6 tháng, không được xài lâu hơn, vì chính răng miệng của bạn. Đây là nha sĩ khuyến cáo đấy, 1 cái răng tốn mấy triệu, còn hơn cả 1 cây bàn chải mấy chục ngàn, bạn chọn cái nào? Ai chịu đau được thì cứ đi bảo hiểm cho nha sĩ bệnh viện xử lý, ai muốn làm nhẹ nhàng êm ái thì ra dịch vụ tư mà làm (dĩ nhiên là không ai muốn chịu đau, còn đau đến mức độ nào thì…ừm… cũng giống đau đẻ đấy).

Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
Nhập địa chỉ email để nhận thông báo các bình luận mới trong bài viết này...
guest
Nhập địa chỉ email để nhận thông báo các bình luận mới trong bài viết này...
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
cách sống tiết kiệm cách sống tiết kiệm tiền cách tiết kiệm tiền sống tiết kiệm tiết kiệm tiết kiệm tiền
Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Telegram Reddit Tumblr Email VKontakte
Previous ArticleXuất nhập khẩu ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế
Next Article 7 bước đơn giản để tăng điểm tín dụng tại ngân hàng
Avatar of phuongle16111999
phuongle16111999

    Related Posts

    Tài chính chuỗi cung ứng là gì và hoạt động như thế nào, ví dụ về tài chính chuỗi cung ứng

    Tài chính 17/01/2023By Trúc Quỳnh

    Cấp tín dụng: Định nghĩa, Các loại khoản vay và Ví dụ

    Tài chính 25/12/2022By Trúc Quỳnh

    2 cách hàng đầu để các doanh nghiệp huy động vốn

    Tài chính 21/12/2022By Trúc Quỳnh

    Hiểu về tiền: Thuộc tính, loại và cách sử dụng của nó

    Tài chính 10/12/2022By Trúc Quỳnh

    USD đạt đỉnh mới so với VND

    Tài chính 25/10/2022By Blog Kinh Doanh

    “Tài chính ngân hàng” và những sự thật mà bạn cần biết trước khi chọn ngành

    Tài chính 25/10/2022By Nhinguyen
    Bài Mới
    Kinh doanh

    Mua lại cổ phiếu: Tại sao các công ty mua lại cổ phiếu?

    By Trúc Quỳnh18/01/2023014 Mins Read
    Tài chính

    Tài chính chuỗi cung ứng là gì và hoạt động như thế nào, ví dụ về tài chính chuỗi cung ứng

    By Trúc Quỳnh17/01/202304 Mins Read
    Doanh nhân

    9 phong thái của người đàn ông điềm tĩnh luôn xứng đáng làm con sói “đầu đàn”

    By Blog Kinh Doanh27/12/202216 Mins Read
    Tài chính

    Cấp tín dụng: Định nghĩa, Các loại khoản vay và Ví dụ

    By Trúc Quỳnh25/12/202204 Mins Read
    Kinh doanh

    Rủi ro tài chính so với rủi ro kinh doanh: Đâu là sự khác biệt?

    By Trúc Quỳnh23/12/202204 Mins Read
    Xu Hướng
    Doanh nhân

    19 mẹo tâm lý giúp bạn “đọc vị” người khác trong một nốt nhạc

    26/10/2022
    Doanh nhân

    50 ý tưởng phát triển bản thân mỗi ngày cực đơn giản

    25/10/2022
    Doanh nhân

    19 mẹo tâm lý giúp bạn dễ thở hơn trong cuộc sống

    25/10/2022
    Doanh nhân

    Tâm lý học hành vi và cách áp dụng trong đàm phán

    25/10/2022
    Doanh nhân

    19 Website hữu ích sẽ giúp bạn phát triển bản thân

    25/10/2022
    Xem Nhiều
    Doanh nhân

    19 mẹo tâm lý giúp bạn “đọc vị” người khác trong một nốt nhạc

    By Blog Kinh Doanh26/10/202206 Mins Read
    Doanh nhân

    50 ý tưởng phát triển bản thân mỗi ngày cực đơn giản

    By Blog Kinh Doanh25/10/202207 Mins Read
    Doanh nhân

    19 mẹo tâm lý giúp bạn dễ thở hơn trong cuộc sống

    By Blog Kinh Doanh25/10/202204 Mins Read
    Doanh nhân

    Tâm lý học hành vi và cách áp dụng trong đàm phán

    By Blog Kinh Doanh25/10/202206 Mins Read
    Doanh nhân

    Bí kíp giúp bạn tự học mọi thứ bắt đầu từ con số 0

    By Blog Kinh Doanh25/10/202209 Mins Read
    Theo dõi BlogKinhDoanh
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • LinkedIn

    BlogKinhDoanh.net là trang thông tin kinh tế, kinh doanh, doanh nhân, đầu tư tài chính, đầu tư bất động sản.

    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn RSS

    Mua lại cổ phiếu: Tại sao các công ty mua lại cổ phiếu?

    18/01/2023

    Tài chính chuỗi cung ứng là gì và hoạt động như thế nào, ví dụ về tài chính chuỗi cung ứng

    17/01/2023

    9 phong thái của người đàn ông điềm tĩnh luôn xứng đáng làm con sói “đầu đàn”

    27/12/2022

    Mô hình AIDA: bí quyết thu hút mọi khách hàng mục tiêu

    26/10/2022

    Giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán giảm 22%

    25/10/2022

    Gen X ứng phó như thế nào với đại dịch Covid-19 vừa qua?

    25/10/2022
    Facebook Twitter Instagram Pinterest
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
    • Điều khoản
    • Liên hệ
    © 2023 Blog Kinh Doanh

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    wpDiscuz
     

    Loading Comments...