Tỉ lệ mở và sử dụng thẻ tín dụng đang ngày càng cao, vậy bạn đã biết 7 bước đơn giản để tăng điểm tín dụng tại ngân hàng chưa?
1. Thanh toán hóa đơn đúng hạn
Lịch sử thanh toán đúng hạn là một chỉ số tốt cho thấy bạn sẽ xử lý các khoản nợ trong tương lai một cách có trách nhiệm.
Các chuyên gia tín dụng cho biết: “Chắc chắn bạn sẽ muốn tránh xa chuyện thanh toán trễ hạn, vỡ nợ, bị tịch thu tài sản nhà và những thứ kinh khủng khác đúng không? Bất cứ điều gì cho thấy việc không thực hiện trách nhiệm pháp lý đều sẽ làm tổn hại đến điểm tín dụng của bạn cả.”
2. Hạ tỷ lệ sử dụng tín dụng xuống mức thấp
Hãy cân nhắc số dư so với hạn mức tín dụng để đảm bảo bạn không sử dụng quá nhiều nhé. Tỉ lệ tốt nhất mà bạn nên duy trì là 10% vì tỷ lệ sử dụng càng cao thì điểm tín dụng lại càng thấp. Trên thực tế, những người có điểm tín dụng cao nhất chỉ sử dụng khoảng 7% mà thôi.
3. Giữ tài khoản cũ
Khi đã thoát khỏi khoản nợ sinh viên hoặc trả hết tiền vay mua nhà, ô tô, chúng ta thường có xu hướng xóa hết các dấu vết của những khoản nợ này khỏi báo cáo tài chính của mình.
Nhưng điều thú vị là chỉ cần các khoản thanh toán của bạn đều kịp thời và đầy đủ thì những hồ sơ nợ này lại có thể giúp bạn tăng điểm tín dụng với ngân hàng vì đây là một tài khoản có lịch sử lâu đời và chắc chắn về việc thanh toán hóa đơn đúng hạn, có trách nhiệm.
Đóng tài khoản thẻ tín dụng có thể làm giảm điểm tín dụng vì bạn sẽ có hạn mức tín dụng tối đa thấp hơn, tốt hơn hết bạn nên giữ thẻ với số dư 0đ.
Bất kỳ khoản nợ xấu nào có thể ảnh hưởng tiêu cực đến điểm số của bạn sẽ tự động được xóa theo thời gian. .
4. Tận dụng các chương trình tăng điểm
Số lượng tài khoản và độ tuổi trung bình của tài khoản đều là những yếu tố quan trọng trong điểm tín dụng của bạn. Bạn có thể kết nối dữ liệu ngân hàng trực tuyến của mình và cho phép văn phòng tín dụng thêm lịch sử thanh toán viễn thông, tiện ích, tài khoản séc và tài khoản tiết kiệm vào báo cáo.
5. Chỉ đăng ký tín dụng bạn cần
Bạn nên hạn chế đăng ký nhiều thẻ tín dụng trong một khoảng thời gian ngắn hoặc trước khi vay một khoản vay lớn như thế chấp để mua nhà, mua xe. Điều này thực sự có thể gây ảnh hưởng tới điểm số tín dụng trong hồ sơ đánh giá của ngân hàng với bạn.
6. Hãy kiên nhẫn
Bạn sẽ không thể cải thiện được điểm tín dụng của mình chỉ sau một đêm. Cách tốt nhất để đạt được điều này là phát triển thói quen tín dụng dài hạn tốt.
Có hai yếu tố ảnh hưởng đến điểm số này là độ tuổi trung bình của thông tin và tài khoản lâu đời nhất trên báo cáo tài chính của bạn.
Bạn nên thiết lập các thói quen tín dụng tốt như thanh toán các khoản nợ đúng hạn, sử dụng ở mức từ 10% trở xuống và tuyệt đối đừng đăng ký quá nhiều. Bạn sẽ thấy những thay đổi này được phản ánh một cách chính xác trong điểm số tín dụng của mình theo thời gian.
7. Giám sát tín dụng
Thói quen theo dõi sự biến động của điểm số tín dụng định kì có thể giúp bạn biết mình đang quản lý tín dụng tốt như thế nào và liệu mình có nên thực hiện bất kỳ thay đổi nào hay không. Tuy nhiên, bạn không nên đưa ra bất kỳ quyết định tài chính nào chỉ dựa trên điểm sô tín dụng đâu nhé.
Bạn có thể đọc thêm: