Bệnh tật, thất nghiệp, trục trặc tài sản,…là những vấn đề xảy ra thường ngày mà ai cũng từng trải qua một lần. Lúc này, các quỹ dự phòng tài chính cá nhân sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn và duy trì cuộc sống. Vậy làm cách nào để xây dựng quỹ dự phòng tài chính cá nhân hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Sponsor

Tại sao nên có quỹ dự phòng tài chính?

Quỹ dự phòng tài chính là khoản tiền cần thiết cho cuộc sống của bạn, khi bạn gặp những số cố bất ngờ thì mới nhận thấy được giá trị của nó. Một số lợi ích mà quỹ dự phòng tài chính mang lại:

  • Đảm bảo cho cuộc sống của bạn trong tương lai khi gặp sự cố bất ngờ như thất nghiệp, ốm đau, bệnh tật.
  • Hạn chế tình trạng vay nợ khi phát sinh các khoản ngoài tầm kiểm soát.
  • Giúp bạn thoải mái về tiền bạc, không gặp nhiều áp lực về tài chính.
Tại sao nên có quỹ dự phòng tài chính? Nguồn: Internet
Tại sao nên có quỹ dự phòng tài chính? Nguồn: Internet

1. Lên kế hoạch cụ thể

Đầu tiên, hãy xác định quỹ dự phòng cần bao nhiêu tiền và thời gian để dành trong bao lâu. Dựa vào thu nhập hàng tháng, mức chi tiêu cố định và phát sinh để tính toán được số tiền mà bạn cần phải chuẩn bị. Bạn mà có thể trích từ 5% đến 15% tổng thu nhập cho vào quỹ dự phòng, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ không dùng đến số tiền này cho đến khi có việc gấp và thực sự quan trọng. Bên cạnh đó, số tiền này cũng không ảnh hưởng đến các khoản chi háng tháng và khoản tiết kiệm dài hạn của bạn.

2. Hãy tiết kiệm và cắt giảm những khoản chi không cần thiết

Để có được một quỹ dự phòng hiệu quả, hãy cố gắng tiết kiệm và cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết. Sau khi nhận lương, hãy trừ các khoản chi cố định như tiền nhà, tiền sinh hoạt, tiền tiết kiệm dài hạn, quỹ dự phòng,…còn bao nhiêu thì mới lên kế hoạch cho việc tiêu dùng cá nhân, tránh việc chi tiêu trong vô thức. Hãy thay đổi thói quen mua sắm, chi tiêu quá mức sẽ giúp bạn nhanh chóng xây dựng đựơc quỹ dự phòng thành công.

Hãy tiết kiệm và cắt giảm những khoản chi không cần thiết. Nguồn: Internet

3. Đều đặn tích lũy hàng tháng

Hãy cố gắng tích lũy hàng tháng, đặc biệt trong giai đoạn đầu. Dù là số tiền nhỏ hay lớn thì đây cũng là một cách bạn tập cho mình thói quen tiết kiệm, thà có còn hơn không. Thực tế, chúng ta thấy rất nhiều người có thu nhập tốt nhưng luôn trong tình trạng thiếu tiền vì thói quen tiêu dùng quá mức, không có điểm dừng, khi cần tiền gấp lại không có. Hãy tập cho bản thân lối sống kỷ luật, góp ít nhất 3-6 tháng lương phòng trường hợp xấu, hãy kiên định với quyết định của bản thân và đảm bảo thực hiện nó thường xuyên.

4. Mua bảo hiểm nhân thọ

Mua bảo hiểm nhân thọ là cách xây dựng quỹ dự phòng khi bạn gặp vấn đề về sức khỏe hoặc bị tai nạn. Bảo hiểm nhân thọ sẽ không giúp bạn trong những lúc thất nghiệp hay gặp trục trặc tài sản, tuy nhiên khi gặp rủi ro về sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề tài chính cần thiết.

Bảo hiểm nhân thọ hiện có rất nhiều loại gồm bảo hiểm tử vong, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm bệnh tật, bảo hiểm thai sản, bảo hiểm tương lai, bảo hiểm hưu trí,…Hãy lựa chọn sản phẩm bảo hiểm phù hợp và tốt nhất cho bản thân. Bên cạnh đó, bảo hiểm nhân thọ cần đóng trong một thời gian dài thì mới được nhận đáo hạn, nếu người mua bỏ dở giữa chừng, các chính sách bảo vệ cũng như tiền đã đóng có thể bị mất hoàn toàn hoặc nhận lại rất ít. Hãy suy nghĩ kỹ càng trước khi mua bảo hiểm nhân thọ nhé.

Bảo hiểm nhân thọ là phao cứu sinh những lúc bệnh tật, tai nạn. Nguồn: Internet

Mỗi cá nhân nên xây dựng cho mình một quỹ dự phòng tài chính cá nhân để phòng những lúc cần thiết. Có thể số tiền dự phòng của bạn không quá lớn nhưng vẫn sẽ đảm bảo được cuộc sống của bạn khi có rủi ro. Chúc các bạn thành công.

Bạn có hài lòng với nội dung bài này?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi
Thông báo của
Nhập địa chỉ email để nhận thông báo các bình luận mới trong bài viết này...
Nhập địa chỉ email để nhận thông báo các bình luận mới trong bài viết này...
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
wpDiscuz