• Trang chủ
  • Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tài chính
  • Đầu tư bất động sản
  • Tiền điện tử

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Mua lại cổ phiếu: Tại sao các công ty mua lại cổ phiếu?

18/01/2023

Tài chính chuỗi cung ứng là gì và hoạt động như thế nào, ví dụ về tài chính chuỗi cung ứng

17/01/2023

Rủi ro tài chính so với rủi ro kinh doanh: Đâu là sự khác biệt?

23/12/2022
Facebook Twitter Instagram
Trending
  • Mua lại cổ phiếu: Tại sao các công ty mua lại cổ phiếu?
  • Tài chính chuỗi cung ứng là gì và hoạt động như thế nào, ví dụ về tài chính chuỗi cung ứng
  • Rủi ro tài chính so với rủi ro kinh doanh: Đâu là sự khác biệt?
  • Cấp tín dụng: Định nghĩa, Các loại khoản vay và Ví dụ
  • 2 cách hàng đầu để các doanh nghiệp huy động vốn
  • Tài chính có nghĩa là gì? Lịch sử, các loại và tầm quan trọng của nó được giải thích
  • 8 cổ phiếu được hưởng lợi từ các sự kiện thời tiết khắc nghiệt
  • Hiểu về tiền: Thuộc tính, loại và cách sử dụng của nó
Facebook Twitter Instagram YouTube
BlogKinhDoanh.net
  • Trang chủ
  • Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tài chính
  • Đầu tư bất động sản
  • Tiền điện tử
BlogKinhDoanh.net
Home»Tài chính»Đầu tư vào Startup: quyền lợi và rủi ro?
Tài chính

Đầu tư vào Startup: quyền lợi và rủi ro?

phuongle16111999By phuongle1611199926/10/2022Updated:26/10/2022Không có phản hồi8 Mins Read
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email Reddit VKontakte Telegram WhatsApp
Đầu tư vào Startup: quyền lợi và rủi ro? - dau tu vao start up 85af75de 1 - Kinh doanh - chiến lược đầu tư, công ty khởi nghiệp, đầu tư, đầu tư vào startup, startup, Startups
Share
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email Tumblr Reddit VKontakte Telegram WhatsApp
(blogkinhdoanh.net)

Khá là khó để định nghĩa chính xác để đầu tư vào Startup: Đó có thể là một công ty tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mới trong điều kiện thị trường cho sản phẩm mới hoặc dịch vụ mới đó không ổn định, hoặc đó là một công ty hướng đến việc giải quyết vấn đề của khách hàng khi mà các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề đó vẫn chưa rõ ràng và chưa chắc có thể giải quyết thành công.

Nội dung chính
  • Nền tảng để đầu tư khởi nghiệp
  • Cần bao nhiêu tiền để đầu tư vào Startup?
  • Cách kiếm được tiền từ việc đầu tư vào Startup
  • Tại sao nên đầu tư vào Startup?
  • Tại sao không nên đầu tư vào Startup?
  • Làm thế nào để quyết định xem một công ty khởi nghiệp có phải là một khoản đầu tư tốt hay không?

Dù bạn định nghĩa về Startup như thế nào thì bạn cũng cần có nhiều tiền và có các mối quan hệ tốt để đầu tư vào Startup. Tuy nhiên, suy nghĩ này đã lỗi thời rồi, ngày nay các nhà đầu tư bình thường có thể dễ dàng nắm bắt cơ hội đầu tư vào Startup bằng cách truy cập vào các trang gọi vốn cộng đồng.

Đầu tư vào Startup có khả năng sinh lợi cao, nhưng cần hiểu rằng nó cũng tiềm ẩn rủi ro lớn. Phần lớn các công ty khởi nghiệp đều thất bại, ngay cả khi bạn đã nghiên cứu kỹ càng trước khi đầu tư thì cũng rất có khả năng bạn sẽ trắng tay. Dưới đây là những điều bạn cần biết để bắt đầu đầu tư vào các công ty khởi nghiệp.

Nền tảng để đầu tư khởi nghiệp

Kendrick Nguyễn - CEO Republic (Nguồn: Internet)
Kendrick Nguyễn – CEO Republic (Nguồn: Internet)

Những người bình thường có thể đầu tư vào các công ty khởi nghiệp thông qua các trang web huy động vốn cộng đồng. Các nền tảng đầu tư khởi nghiệp này cung cấp cho bạn các công ty đã được tuyển chọn kỹ càng và yêu cầu mức đầu tư vốn tối thiểu khác nhau. Các sàn gọi vốn uy tín gồm:

  • SeedInvest
  • StartEngine
  • Kickstarter
  • Republic

Kendrick Nguyễn, Giám đốc điều hành của nền tảng huy động vốn cộng đồng Republic cho biết: “Hàng nghìn công ty đăng ký huy động vốn trên nền tảng của chúng tôi mỗi năm và chúng tôi chỉ chấp thuận khoảng 3% trong số đó”.

Hầu hết các trang web được liệt kê ở trên cho phép bạn bắt đầu đầu tư vào các công ty khởi nghiệp với số tiền ít nhất là 100 đô la, trong khi SeedInvest yêu cầu ít nhất 500 đô la (vì các trang web ở trên là trang web nước ngoài nên phải đầu tư bằng đô la).

Cần bao nhiêu tiền để đầu tư vào Startup?

Tiền đầu tư (Nguồn: Internet)
Tiền đầu tư (Nguồn: Internet)
  • Nếu thu nhập hàng năm của bạn dưới 2.4 tỷ đồng, bạn có thể đầu tư từ 50 triệu đồng đến 120 triệu đồng vào Startup.
  • Nếu thu nhập hàng năm của bạn trên 2.4 tỷ đồng, bạn có thể đầu tư tối đa 10% thu nhập hàng năm nhưng không vượt quá 246 triệu đồng.

Dù bạn có thể đầu tư một khoản tiền kha khá vào các công ty khởi nghiệp nhưng không có nghĩa là bạn có thể thoải mái đầu tư nhiều hơn nữa. Số tiền phù hợp để đầu tư không được vượt quá số tiền mà nhà đầu tư có thể chấp nhận bị lỗ nếu công ty phá sản hoặc gặp khó khăn và phải mất một khoảng thời gian dài xoay xở.

Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên phân bổ số tiền đầu tư thành nhiều khoản nhỏ vào các Startup khác nhau chứ không nên dồn một khoản đầu tư lớn vào duy nhất một Startup. Trên thực tế, bạn chỉ nên đầu tư nếu bạn có đủ vốn để thực hiện 15 – 20 khoản đầu tư khởi nghiệp.

Điều này cũng giúp danh mục đầu tư của bạn được đa dạng hóa: Nếu bạn đầu tư vào năm công ty khởi nghiệp và bốn trong số đó thất bại, bạn vẫn còn một công ty thành công, điều này có thể giúp bảo vệ phần nào số tiền đầu tư của bạn.

Cách kiếm được tiền từ việc đầu tư vào Startup

Cách kiếm được tiền từ việc đầu tư vào Startup (Nguồn: Internet)
Cách kiếm được tiền từ việc đầu tư vào Startup (Nguồn: Internet)

Khoản nợ. Loại hợp đồng này coi tiền đầu tư của bạn giống như một khoản cho vay kiếm lãi. Hợp đồng có thể trả một khoản lợi tức cố định hoặc một khoản lợi tức thay đổi.

Khoản vay chuyển đổi. Thay vì trả lãi, hợp đồng này là một dạng nợ chuyển đổi thành cổ phiếu khi một công ty khởi nghiệp đạt được những mục tiêu nhất định, có danh tiếng trên thị trường và được niêm yết cổ phiếu. Khi đó giá trị công ty sẽ tăng lên và bạn sẽ kiếm được tiền từ khoản đầu tư của mình.

Cổ phần. Các công ty khởi nghiệp giai đoạn sau có thể cho phép bạn mua cổ phần của công ty, giống như bạn mua cổ phần của một công ty được giao dịch công khai. Chỉ cần lưu ý rằng bạn không thể bán cổ phần của công ty khởi nghiệp. Để kiếm tiền, bạn cần nắm giữ cổ phiếu của mình cho đến khi công ty khởi nghiệp được niêm yết cổ phiếu hoặc được mua bởi một công ty khác.

Cổ tức. Các công ty khởi nghiệp giai đoạn sau thành công cho phép các nhà đầu tư mua cổ phiếu trả cổ tức hàng năm.

Tại sao nên đầu tư vào Startup?

Đầu tư vào Startup (Nguồn: Internet)
Đầu tư vào Startup (Nguồn: Internet)

Tiềm năng tăng trưởng. Các cổ phiếu vốn hóa lớn trong S&P500 ít rủi ro hơn nhiều so với các công ty khởi nghiệp, nhưng hiếm khi có khả năng tăng trưởng theo cấp số nhân.

Niềm tin vào một ý tưởng mới. Đầu tư vào Startup có thể hấp dẫn bạn vì các công ty này đang theo đuổi những ý tưởng mới. Mọi người thường đầu tư vào những gì họ muốn thấy trên thế giới và xem kết quả của nó sẽ ra sao.

Bài "Đầu tư vào Startup: quyền lợi và rủi ro?" được đăng bởi "blogkinhdoanh.net"

Kết nối cá nhân. Có thể anh trai bạn hoặc hàng xóm của bạn đang tung ra một sản phẩm mới tuyệt vời và bạn muốn ủng hộ điều đó. Hoặc người bạn của bạn có một ý tưởng sáng tạo và bạn muốn hỗ trợ tài chính cho dự án của họ.

Cảm giác hoàn thành. Đối với một số nhà đầu tư, họ đầu tư vào Startup là vì cảm giác mà nó mang lại cho họ – giúp ai đó thành lập doanh nghiệp, xem một thứ gì đó mới được tạo ra hoặc tìm hiểu về các ngành khác nhau.

Tại sao không nên đầu tư vào Startup?

Khởi nghiệp là siêu rủi ro. Khoảng 90% tất cả các công ty khởi nghiệp đều thất bại do không phù hợp với thị trường sản phẩm, gặp các vấn đề về tiếp thị, các vấn đề về đội ngũ hoặc các vấn đề khác.

Các công ty khởi nghiệp là những khoản đầu tư kém thanh khoản. Nếu bạn mua một cổ phiếu hôm nay và thay đổi quyết định vào ngày mai về lựa chọn của bạn, bạn có thể dễ dàng bán nó. Tuy nhiên, khi bạn đầu tư vào một công ty khởi nghiệp, bạn nên chuẩn bị tâm lý rằng tiền của bạn sẽ bị “đóng băng” trong khoảng từ 3 – 5 năm.

Cần có thời gian để nhận thành quả. Ngay cả khi một công ty khởi nghiệp thành công, vẫn có thể mất nhiều năm trước khi có kết quả từ khoản đầu tư của bạn. Bạn phải kiên nhẫn để cho các công ty trong danh mục đầu tư của bạn có thời gian phát triển.

Làm thế nào để quyết định xem một công ty khởi nghiệp có phải là một khoản đầu tư tốt hay không?

Bitcoin Invest GIF by Digital Pratik - Find & Share on GIPHY

Bạn biết gì về công ty Startup này? Đó có phải là lĩnh vực, ngành hoặc sản phẩm mà bạn quen thuộc không? Bạn chỉ nên đầu tư vào những thứ bạn hiểu.

Nhóm khởi nghiệp có đam mê với ý tưởng của họ không? Ngay cả một ý tưởng độc đáo và triển vọng nhất cũng có thể thất bại nếu nhóm nghiên cứu không quá tin rằng sẽ có thể biến nó thành hiện thực.

Quy mô thị trường như thế nào? Có một thị trường rộng lớn và đang phát triển là rất quan trọng đối với các công ty khởi nghiệp. Đôi khi, các công ty nhắm mục tiêu đến một thị trường ngách và phát triển một sản phẩm bao phủ toàn bộ thị trường ngách đó, và ngay cả khi họ vượt trội hơn đối thủ, không có cách nào để họ trở thành một công ty lớn vì thị trường ngách mà họ nhắm đến vốn dĩ có quy mô nhỏ.

Tại sao lại chọn Startup này? Tại sao lại đầu tư ngay lúc này? Ý tưởng này đã được thử nghiệm trước đây chưa? Nếu chưa, tại sao không? Nếu có, tại sao nó lại thất bại trước đó? …

Nên đặt thật nhiều câu hỏi liên quan trước khi ra quyết định đầu tư vào bất kỳ Startup nào.

Hãy tiếp tục theo dõi BlogAnChoi để có thêm thông tin hữu ích về tài chính.

Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
Nhập địa chỉ email để nhận thông báo các bình luận mới trong bài viết này...
guest
Nhập địa chỉ email để nhận thông báo các bình luận mới trong bài viết này...
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
chiến lược đầu tư công ty khởi nghiệp đầu tư đầu tư vào startup startup Startups
Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Telegram Reddit Tumblr Email VKontakte
Previous ArticleTrở lại làm việc tại văn phòng sẽ khó sau dịch, đây là cách người quản lý có thể làm cho nó dễ dàng hơn
Next Article 9 phong thái của người đàn ông điềm tĩnh luôn xứng đáng làm con sói “đầu đàn”
Avatar of phuongle16111999
phuongle16111999

    Related Posts

    Mua lại cổ phiếu: Tại sao các công ty mua lại cổ phiếu?

    Kinh doanh 18/01/2023By Trúc Quỳnh

    Tài chính chuỗi cung ứng là gì và hoạt động như thế nào, ví dụ về tài chính chuỗi cung ứng

    Tài chính 17/01/2023By Trúc Quỳnh

    Cấp tín dụng: Định nghĩa, Các loại khoản vay và Ví dụ

    Tài chính 25/12/2022By Trúc Quỳnh

    2 cách hàng đầu để các doanh nghiệp huy động vốn

    Tài chính 21/12/2022By Trúc Quỳnh

    Hiểu về tiền: Thuộc tính, loại và cách sử dụng của nó

    Tài chính 10/12/2022By Trúc Quỳnh

    Các quỹ đầu tư mua vào khi thị trường Việt Nam lao dốc

    Chứng khoán 25/10/2022By Blog Kinh Doanh
    Bài Mới
    Kinh doanh

    Mua lại cổ phiếu: Tại sao các công ty mua lại cổ phiếu?

    By Trúc Quỳnh18/01/2023014 Mins Read
    Tài chính

    Tài chính chuỗi cung ứng là gì và hoạt động như thế nào, ví dụ về tài chính chuỗi cung ứng

    By Trúc Quỳnh17/01/202304 Mins Read
    Doanh nhân

    9 phong thái của người đàn ông điềm tĩnh luôn xứng đáng làm con sói “đầu đàn”

    By Blog Kinh Doanh27/12/202216 Mins Read
    Tài chính

    Cấp tín dụng: Định nghĩa, Các loại khoản vay và Ví dụ

    By Trúc Quỳnh25/12/202204 Mins Read
    Kinh doanh

    Rủi ro tài chính so với rủi ro kinh doanh: Đâu là sự khác biệt?

    By Trúc Quỳnh23/12/202204 Mins Read
    Xu Hướng
    Doanh nhân

    19 mẹo tâm lý giúp bạn “đọc vị” người khác trong một nốt nhạc

    26/10/2022
    Doanh nhân

    50 ý tưởng phát triển bản thân mỗi ngày cực đơn giản

    25/10/2022
    Doanh nhân

    19 mẹo tâm lý giúp bạn dễ thở hơn trong cuộc sống

    25/10/2022
    Doanh nhân

    Tâm lý học hành vi và cách áp dụng trong đàm phán

    25/10/2022
    Doanh nhân

    19 Website hữu ích sẽ giúp bạn phát triển bản thân

    25/10/2022
    Xem Nhiều
    Doanh nhân

    19 mẹo tâm lý giúp bạn “đọc vị” người khác trong một nốt nhạc

    By Blog Kinh Doanh26/10/202206 Mins Read
    Doanh nhân

    50 ý tưởng phát triển bản thân mỗi ngày cực đơn giản

    By Blog Kinh Doanh25/10/202207 Mins Read
    Doanh nhân

    19 mẹo tâm lý giúp bạn dễ thở hơn trong cuộc sống

    By Blog Kinh Doanh25/10/202204 Mins Read
    Doanh nhân

    Tâm lý học hành vi và cách áp dụng trong đàm phán

    By Blog Kinh Doanh25/10/202206 Mins Read
    Doanh nhân

    Bí kíp giúp bạn tự học mọi thứ bắt đầu từ con số 0

    By Blog Kinh Doanh25/10/202209 Mins Read
    Theo dõi BlogKinhDoanh
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • LinkedIn

    BlogKinhDoanh.net là trang thông tin kinh tế, kinh doanh, doanh nhân, đầu tư tài chính, đầu tư bất động sản.

    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn RSS

    Mua lại cổ phiếu: Tại sao các công ty mua lại cổ phiếu?

    18/01/2023

    Tài chính chuỗi cung ứng là gì và hoạt động như thế nào, ví dụ về tài chính chuỗi cung ứng

    17/01/2023

    9 phong thái của người đàn ông điềm tĩnh luôn xứng đáng làm con sói “đầu đàn”

    27/12/2022

    Ứng dụng phi tập trung (DApps) là gì?

    25/10/2022

    Những kênh đầu tư an toàn và hiệu quả nhất trong năm 2022

    25/10/2022

    Cấp tín dụng: Định nghĩa, Các loại khoản vay và Ví dụ

    25/12/2022
    Facebook Twitter Instagram Pinterest
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
    • Điều khoản
    • Liên hệ
    © 2023 Blog Kinh Doanh

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    wpDiscuz
     

    Loading Comments...