• Trang chủ
  • Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tài chính
  • Đầu tư bất động sản
  • Tiền điện tử

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Mua lại cổ phiếu: Tại sao các công ty mua lại cổ phiếu?

18/01/2023

Tài chính chuỗi cung ứng là gì và hoạt động như thế nào, ví dụ về tài chính chuỗi cung ứng

17/01/2023

Rủi ro tài chính so với rủi ro kinh doanh: Đâu là sự khác biệt?

23/12/2022
Facebook Twitter Instagram
Trending
  • Mua lại cổ phiếu: Tại sao các công ty mua lại cổ phiếu?
  • Tài chính chuỗi cung ứng là gì và hoạt động như thế nào, ví dụ về tài chính chuỗi cung ứng
  • Rủi ro tài chính so với rủi ro kinh doanh: Đâu là sự khác biệt?
  • Cấp tín dụng: Định nghĩa, Các loại khoản vay và Ví dụ
  • 2 cách hàng đầu để các doanh nghiệp huy động vốn
  • Tài chính có nghĩa là gì? Lịch sử, các loại và tầm quan trọng của nó được giải thích
  • 8 cổ phiếu được hưởng lợi từ các sự kiện thời tiết khắc nghiệt
  • Hiểu về tiền: Thuộc tính, loại và cách sử dụng của nó
Facebook Twitter Instagram YouTube
BlogKinhDoanh.net
  • Trang chủ
  • Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tài chính
  • Đầu tư bất động sản
  • Tiền điện tử
BlogKinhDoanh.net
Home»Doanh nhân»9 nguyên tắc kiếm tiền chỉ những người giàu có mới biết
Doanh nhân

9 nguyên tắc kiếm tiền chỉ những người giàu có mới biết

Blog Kinh DoanhBy Blog Kinh Doanh26/10/2022Updated:26/10/2022Không có phản hồi10 Mins Read
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email Reddit VKontakte Telegram WhatsApp
9 nguyên tắc kiếm tiền chỉ những người giàu có mới biết - bat mi 9 nguyen tac kiem tien chi nhung nguoi 761eaeb3 - Kinh doanh - bài học, bài học kinh doanh, bài học thành công, đào tạo quản trị, học kiếm tiền, học kinh doanh, học làm giàu, học làm người, kiếm tiền, làm giàu, lãnh đạo, người giàu, người lãnh đạo, người quản lý, người thành công, Nguyên tắc, nhà lãnh đạo, nhà quản lý, quản lý, quản lý doanh nghiệp, thành công, tư duy làm giàu, tư duy thành công, tư duy tỷ phú, Tỷ phú
Share
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email Tumblr Reddit VKontakte Telegram WhatsApp
(blogkinhdoanh.net)

9 nguyên tắc kiếm tiền sau đây mà blogkinhdoanh.net chia sẻ chỉ những người giàu có mới biết, hãy cùng theo dõi nhé.

Nội dung chính
  • 1. Nguyên tắc bỏ ra
  • 2. Nguyên tắc mục tiêu
  • 3. Nguyên tắc hành động
  • 4. Nguyên tắc đơn giản
  • 5. Nguyên tắc diễn tập
  • 6. Nguyên tắc suy ngẫm
  • 7. Nguyên tắc kiên trì
  • 8. Nguyên tắc giá trị
  • 9. Nguyên tắc biết ơn

1. Nguyên tắc bỏ ra

Bản chất của “bỏ ra” đó là giải quyết vấn đề cho người khác, khi giải quyết được cho người khác vấn đề nào đó, bạn mới đạt được cái gọi là lợi mình lợi người. Nếu tỉ mẩn quan sát, bạn sẽ phát hiện ra, tất cả những người thành công đều sở hữu cho mình tư duy “văn hóa bỏ ra”.

Trên nền tảng Tiktok, một vị giáo sư về tài chính đã đưa ra một ví dụ rất thú vị về tiền bạc rằng, người giàu xem tiền như hạt giống, mùa xuân họ gieo trồng, mùa thu họ sẽ thu hoạch được nhiều hơn; trong khi người nghèo lại xem tiền như bỏng ngô, “pang” một phát ra một đống, rồi sau đó ăn hết.

Gieo trồng chính là văn hóa bỏ ra, mặc dù khi gieo trồng, bạn cũng không thể biết được bao giờ mới hái được quả. Nhưng chỉ khi không ngừng gieo hạt, bạn ít nhất mới có thể biết được đại khái. Có rất nhiều người vì không biết sẽ có được cái gì, nên không muốn gieo trồng, càng chỉ muốn xem hạt giống là ngô rồi đem đi nổ thành bỏng rồi ăn cho vui mồm.

Suy cho cùng chẳng phải cũng chỉ là sợ khổ, sợ thiệt thôi ư!

2. Nguyên tắc mục tiêu

Đáng sợ hơn cả không nỗ lực đó là nỗ lực mà không có mục tiêu. 80% mọi người không thể sống một cuộc sống tốt hơn, phần lớn đều tới từ việc không có mục tiêu, đây là một chuyện vô cùng đáng sợ. Cũng giống như văn hóa bỏ ra vậy, bạn không thể cứ tùy tiện đâm đầu vào làm cái gì đó mà không biết là làm để làm gì, chỉ khi có mục tiêu và phương hướng, sự bỏ ra của bạn mới có giá trị.

Nhưng trên thực tế, người có mục tiêu rõ ràng lại chẳng được bao người, đây chính là cái bẫy của sự nỗ lực và chăm chỉ không đem lại hiệu quả. Mục tiêu giống như ngọn hải đăng trên biển vậy, không có phương hướng thì làm sao tới được đất liền?

Không có mục tiêu, mọi nỗ lực cuối cùng rồi cũng sẽ chỉ như cánh hoa mỏng manh trên mặt nước, chỉ cần nước lăn tăn nhẹ một chút thôi, cánh hoa cũng sẽ có thể trôi dạt đi bất cứ đâu, không rõ đích đến.

3. Nguyên tắc hành động

Biết mà làm được ngay thì mới có ý nghĩa. Biết nhưng không làm, trông thì có vẻ như là vấn đề về năng lực, nhưng về mặt bản chất nó lại là vấn đề của mục tiêu. Nếu nói, khoảng cách giữa biết và làm là 1km, vậy thì từ làm được cho tới mục tiêu là 100km, từ mục tiêu cho tới hoàn thành mục tiêu lại là 1000km.

Chúng ta thường xuyên nghe thấy rằng “đạo lý biết thì rất nhiều nhưng vẫn không sống tốt được một đời”, vậy thì tại sao biết nhưng vẫn không làm được? Trên thực tế, tất cả những cái mà bạn cho là mình biết, phần lớn đều chỉ là đi được 1km.

Người biết thực sự, sẽ phá vỡ 1km ấy, để tiếp tục đi nốt 100km, 1000km tiếp theo. Bởi lẽ thứ để đo lường cái biết đó của bạn chỉ có thể là hành động. Nhưng hành động lại cần phải được thiết lập trên một cơ sở mục tiêu nhất định, hành động mà thiếu đi sự “ủng hộ” của mục tiêu, vậy thì nó cũng sẽ không có chút ý nghĩa nào.

4. Nguyên tắc đơn giản

Nắm vững cái bản chất, làm sao để đơn giản hóa những điều phức tạp. Đơn giản, trông thì có vẻ đơn giản, nhưng trên thực tế, có hơn 80% người không biết bản chất của đơn giản nằm ở đâu. Đơn giản, nghĩa là có thể nhìn thấu hiện tượng, nắm bắt bản chất của sự vật, biến điều phức tạp thành giản đơn, cuối cùng giải quyết vấn đề với ít quy trình nhất có thể.

Đơn giản quan trọng ra sao? Cứ nhìn Apple thì biết, chỉ một nút bấm, đánh bại tất cả các loại điện thoại di động, chiếm phân ngạch lớn thị trường điện thoại.

Nhưng, nhìn thấu được bản chất lại không phải là năng lực mà ai cũng có, nó cần tới một năng lực tư duy logic mạnh mẽ và chất lượng tư duy rõ ràng. Và thứ quyết định chất lượng logic và tư duy lại chính là hệ thống kiến thức mà mỗi người sở hữu, nếu không có hệ thống kiến thức phong phú, rất khó có thể có được chất lượng tư duy tốt, và tất nhiên cũng không thể tìm ra được bản chất của sự việc.

5. Nguyên tắc diễn tập

Thành công cần diễn tập, để tránh tổn thất, giảm thiểu tỷ lệ rủi ro và thất bại. Diễn tập ở đây ý chỉ trước khi làm một việc gì đó, trong đại não sẽ âm thầm tính ra được quá trình và cả kết cục. Giải pháp được tạo ra bởi quá trình tính toán này được gọi là diễn tập.

Cũng giống như trước mỗi buổi hòa nhạc vậy, cần phải trải qua nhiều lần diễn tập, nếu không khi xảy ra vấn đề sẽ không biết cách hoặc kịp thời xử trí. Chỉ khi diễn tập thì mới biết vấn đề xảy ra ở đâu, rồi tìm cách giải quyết, tránh lúc làm thật rồi lại xuất hiện thiếu xót. Đây chính là một kiểu diễn tập.

Số lần diễn tập càng nhiều, tỷ lệ thất bại sẽ càng ít. Nhiều khi, chúng ta không chỉ phải diễn tập bên trong não bộ, mà còn phải diễn tập trong phạm vi nhỏ trong thực tế, làm vậy sẽ giúp ta tránh được những sai xót lặt vặt không đáng có, tăng tỷ lệ thành công lên mức cao nhất.

6. Nguyên tắc suy ngẫm

Thất bại không đáng sợ, đáng sợ là thất bại nhiều lần ở cùng một chỗ. Có câu, thất bại là mẹ của thành công. Nhưng tôi cho rằng, thất bại trước giờ chưa từng là mẹ của thành công, sau khi thất bại, biết tự suy ngẫm và thay đổi thì mới là mẹ của thành công.

Trên con đường hoàn thành mục tiêu, thất bại là điều tất yếu, và nó hoàn toàn không đáng sợ. Đáng sợ là bạn thất bại nhiều lần tại cùng một chỗ, nó đồng nghĩa với việc bạn không có năng lực suy nghĩ, dù bạn có sở hữu cho mình 5 nguyên tắc phía trên thì tỷ lệ thành công cũng không lớn.

7. Nguyên tắc kiên trì

Con đường thành công tốt nhất chính là kiên trì làm đến cùng. Inamori Kazuo có một câu nói mà tôi rất thích đó là, con đường thành công duy nhất đó là không ngừng tiếp tục, không thành công thì đừng từ bỏ. Nhưng thứ quyết định có thể không ngừng đi tiếp hay không, không chỉ là năng lực của một người, mà còn là sự nhiệt huyết và cả tình yêu với công việc đó, vậy nhiệt huyết sinh ra kiểu gì?

Bài "9 nguyên tắc kiếm tiền chỉ những người giàu có mới biết" được đăng bởi "blogkinhdoanh.net"

Đó là khi bạn làm một việc đó, càng làm càng giỏi, càng làm càng tốt, khi đó, nhiệt tình sẽ dần dần được sinh ra. Nhiệt tình về mặt bản chất thì chính là yêu thích, bạn làm càng tốt, sẽ càng thích làm, sự nhiệt tình càng lớn.

8. Nguyên tắc giá trị

Chú trọng vào giá trị chứ không phải giá cả, bản chất của giá cả là vẻ bề ngoài, quá đắm chìm vào vẻ bề ngoài sẽ rất khó để thành công.

Giá trị là gì? Giá trị đại diện cho lợi ích lâu dài, có thể là trước mắt bạn sẽ không thể nhận lại được quá nhiều lợi ích. Còn giá cả là lợi ích ngắn hạn, bạn chỉ cần bắt tay vào làm là nó đã có thể cho bạn lợi ích, nhưng lợi ích này lại chỉ là tạm thời, nó không có tính lâu dài liên tục.

Mặc dù vậy nhưng vẫn có nhiều người thích những cái lợi ích ngắn hạn, họ muốn nhanh chóng nhận được phần thưởng cho sự nỗ lực của mình, họ đánh giá cao khả năng một năm, mà xem thường lợi ích dài hạn trong suốt 10 năm. Phần lớn mọi người chỉ chú trọng vào giá cả, chú trọng vào vẻ ngoài, đây là một nhân tố khiến nhiều người khó thành công.

Ngay cả đối với một huyền thoại trong lĩnh vực đầu tư như Buffett, ban đầu chiến lược đầu tư của ông là chú ý đến giá cả, chỉ mua cổ phiếu rẻ, mãi về sau, khi thay đổi chiến lược đầu tư từ giá cả này sang giá trị, ông mới trở thành truyền kì như ngày nay.

9. Nguyên tắc biết ơn

Biết ơn người đối tốt với bạn, biết ơn cả kẻ xấu xa với bạn, không có vấp ngã thì làm sao mà trưởng thành.

Đời người không thể luôn thuận buồm xuôi gió, có tốt, ắt cũng sẽ có xấu. Gặp người tốt với mình, cảm ơn là lẽ tất nhiên, nhưng gặp người đối xử không ra gì với mình, hãy càng biết ơn họ, bởi lẽ giai đoạn “không thuận” mới là cơ hội để ta thấu sự đời và trưởng thành hơn.

Tiêu tiền cho chuyên môn, bỏ phí cho tri thức, đầu tư cho bản thân, chỉ khi có được 3 nền tảng này, 9 nguyên tắc trên mới có thể giúp bạn thành toàn nên một cuộc đời hạnh phúc.

Bạn có biết định luật sinh trưởng của tre không? Trước khi có thể cao được 15m trong 6 tuần, tre đã phải dùng 4 năm “ngủ đông”, nằm im trong đất, bám rễ trong đất, sinh trưởng ra vài trăm mét dưới lòng đất để cung cấp năng lượng và đảm bảo an toàn cho sự phát triển mạnh mẽ của nó trong tương lai.

Tất cả những người thành công mà chúng ta nhìn thấy, trước khi thành công, họ cũng đều đã từng trải qua thời kì ngủ đông, những nỗ lực của giai đoạn trước đều là để cắm rễ cho giai đoạn sau, đợi rễ cắm chắc rồi, kiên cố rồi, mới đem hết tất cả những tích lũy “bộc phát” ra. Mọi sự thành công đều tới từ sự nỗ lực, nếu bạn không muốn chấp nhận số mệnh, vậy thì bạn phải liều mình với nó.

Inamori Kazuo nói: “Đạt được mục tiêu cũng giống như leo núi vậy, việc cải thiện năng lực là một quá trình động, đừng bao giờ để suy nghĩ hiện tại hạn chế những suy nghĩ về tương lai.”

Hình 1 người đang đứng và văn bản cho biết HBR 軍 School hbr edu vn edu POLITIC BẬT MÍ 9 NGUYÊN TẮC KIẾM TIỀN CHỈ NHỮNG NGƯỜI GIÀU CÓ MỚI BIẾT
Hình 1 người đang đứng và văn bản cho biết HBR 軍 School hbr edu vn edu POLITIC BẬT MÍ 9 NGUYÊN TẮC KIẾM TIỀN CHỈ NHỮNG NGƯỜI GIÀU CÓ MỚI BIẾT

Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
Nhập địa chỉ email để nhận thông báo các bình luận mới trong bài viết này...
guest
Nhập địa chỉ email để nhận thông báo các bình luận mới trong bài viết này...
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
bài học bài học kinh doanh bài học thành công đào tạo quản trị học kiếm tiền học kinh doanh học làm giàu học làm người kiếm tiền làm giàu lãnh đạo người giàu người lãnh đạo người quản lý người thành công Nguyên tắc nhà lãnh đạo nhà quản lý quản lý quản lý doanh nghiệp thành công tư duy làm giàu tư duy thành công tư duy tỷ phú Tỷ phú
Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Telegram Reddit Tumblr Email VKontakte
Previous ArticleQuẻ bói linh nghiệm nhất đời người là ‘Nhân Quả’
Next Article Tuột dốc thì dễ, mà leo dốc thì khó
Avatar of Blog Kinh Doanh
Blog Kinh Doanh

    Related Posts

    Masan huy động thành công 1.500 tỷ đồng trái phiếu

    Tin doanh nghiệp 25/10/2022By Blog Kinh Doanh

    Cách hoạt động của cổ tức bằng tiền mặt là gì?

    Kinh doanh 25/10/2022By Mỹ Hân

    Trung Quốc đã quản lý nguồn cung tiền như thế nào?

    Tài chính 25/10/2022By Mỹ Hân

    Quỹ tương hỗ: Ưu điểm và Nhược điểm

    Kinh doanh 25/10/2022By Trúc Quỳnh

    5 cách giúp bạn làm chủ đồng tiền hiệu quả

    Tài chính 25/10/2022By phuongle16111999

    7 bước đơn giản để tăng điểm tín dụng tại ngân hàng

    Ngân hàng 25/10/2022By Cinis
    Bài Mới
    Kinh doanh

    Mua lại cổ phiếu: Tại sao các công ty mua lại cổ phiếu?

    By Trúc Quỳnh18/01/2023014 Mins Read
    Tài chính

    Tài chính chuỗi cung ứng là gì và hoạt động như thế nào, ví dụ về tài chính chuỗi cung ứng

    By Trúc Quỳnh17/01/202304 Mins Read
    Doanh nhân

    9 phong thái của người đàn ông điềm tĩnh luôn xứng đáng làm con sói “đầu đàn”

    By Blog Kinh Doanh27/12/202216 Mins Read
    Tài chính

    Cấp tín dụng: Định nghĩa, Các loại khoản vay và Ví dụ

    By Trúc Quỳnh25/12/202204 Mins Read
    Kinh doanh

    Rủi ro tài chính so với rủi ro kinh doanh: Đâu là sự khác biệt?

    By Trúc Quỳnh23/12/202204 Mins Read
    Xu Hướng
    Doanh nhân

    19 mẹo tâm lý giúp bạn “đọc vị” người khác trong một nốt nhạc

    26/10/2022
    Doanh nhân

    50 ý tưởng phát triển bản thân mỗi ngày cực đơn giản

    25/10/2022
    Doanh nhân

    19 mẹo tâm lý giúp bạn dễ thở hơn trong cuộc sống

    25/10/2022
    Doanh nhân

    Tâm lý học hành vi và cách áp dụng trong đàm phán

    25/10/2022
    Doanh nhân

    19 Website hữu ích sẽ giúp bạn phát triển bản thân

    25/10/2022
    Xem Nhiều
    Doanh nhân

    19 mẹo tâm lý giúp bạn “đọc vị” người khác trong một nốt nhạc

    By Blog Kinh Doanh26/10/202206 Mins Read
    Doanh nhân

    50 ý tưởng phát triển bản thân mỗi ngày cực đơn giản

    By Blog Kinh Doanh25/10/202207 Mins Read
    Doanh nhân

    19 mẹo tâm lý giúp bạn dễ thở hơn trong cuộc sống

    By Blog Kinh Doanh25/10/202204 Mins Read
    Doanh nhân

    Tâm lý học hành vi và cách áp dụng trong đàm phán

    By Blog Kinh Doanh25/10/202206 Mins Read
    Doanh nhân

    Bí kíp giúp bạn tự học mọi thứ bắt đầu từ con số 0

    By Blog Kinh Doanh25/10/202209 Mins Read
    Theo dõi BlogKinhDoanh
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • LinkedIn

    BlogKinhDoanh.net là trang thông tin kinh tế, kinh doanh, doanh nhân, đầu tư tài chính, đầu tư bất động sản.

    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn RSS

    Mua lại cổ phiếu: Tại sao các công ty mua lại cổ phiếu?

    18/01/2023

    Tài chính chuỗi cung ứng là gì và hoạt động như thế nào, ví dụ về tài chính chuỗi cung ứng

    17/01/2023

    9 phong thái của người đàn ông điềm tĩnh luôn xứng đáng làm con sói “đầu đàn”

    27/12/2022

    9 phong thái của người đàn ông điềm tĩnh luôn xứng đáng làm con sói “đầu đàn”

    27/12/2022

    Tổng quan về hợp đồng tương lai

    25/10/2022

    Lược sử kinh tế thị trường

    25/10/2022
    Facebook Twitter Instagram Pinterest
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
    • Điều khoản
    • Liên hệ
    © 2023 Blog Kinh Doanh

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    wpDiscuz
     

    Loading Comments...